Mùa hè ăn đu đủ tuyệt đối không mắc sai lầm này, 3 nhóm người này được khuyến cáo tốt nhất không nên ăn
Trái cây để lạnh sẽ tăng độ ngọt, mát, thích hợp với ngày nắng nóng. Tuy nhiên với đu đủ thì nên hạn chế dùng lạnh vì bản thân đu đủ có tính hàn.
Đu đủ là loại trái cây ngon-bổ-rẻ rất thân thuộc với hầu hết người Việt. Từ lâu, lợi ích dinh dưỡng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe. Theo nghiên cứu khoa học, thành phần của đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.
Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, trong 100g đu đủ có 74 - 80mg vitamin C (vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền vitamine A) 500 - 1.250UI. Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.
Còn đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain.
Ảnh minh hoạ
Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn đu đủ cần lưu ý:
- Không nên ăn hạt đu đủ bởi trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm bạn bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.
- Không ăn nhiều đu đủ chín hàng ngày trong thời gian dài vì sẽ khiến phần da lòng bàn tay, bàn chân bị vàng. Hiện tượng này hết sau một thời gian ngừng ăn.
- Hạn chế dùng đu đủ lạnh vì bản thân đu đủ có tính hàn.
3 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn đu đủ
Ảnh minh hoạ
Người có cơ địa dị ứng
Nếu bạn bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hãy cẩn thận khi ăn đu đủ. Đôi khi phấn hoa có thể dính lên vỏ đu đủ nên hãy đảm bảo bạn đeo gang tay khi gọt đu đủ. Vứt vỏ và gang tay vào thùng rác ngay sau khi gọt xong. Bạn cũng nên che miệng và mũi bằng khăn để tránh dị ứng.
Dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt.
Người có tiêu hóa kém
Đu đủ được coi là phương thuốc chữa táo bón tự nhiên hiệu quả nhưng nếu quá lạm dụng thì kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại. Vì khi hàm lượng chất xơ cao, lượng nước cũng tăng lên, phân sẽ bị cứng lại gây táo bón.
Còn với người bị tiêu chảy cũng không nên ăn nhiều vì hàm lượng chất xơ nhiều. Nếu ăn nhiều trong thời gian này, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng.
Người mắc bệnh loãng máu
Những người bị bệnh loãng máu nên tránh ăn đu đủ vì lá đu đủ có khả năng làm loãng máu. Do đó nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như aspirin chẳng hạn, hoặc bạn vừa trải qua một ca phẫu thuật cách đây vài tuần, hãy tránh xa loại quả này do tính chống đông máu của nó.
Cách phân biệt đu đủ chín tự nhiên, không tẩm hoá chất
Ảnh minh hoạ
- Nên tránh mua đu đủ nếu trời mưa trước đó một vài ngày vì đu đủ ăn sẽ nhạt.
- Chọn quả dài, cầm nặng tay, chín đều, cuống còn nhựa dính thì ăn vừa ngọt lại thơm ngon, ít hột, thịt dày, có thể còn xúc được bằng thìa.
- Đu đủ ngon nhất là loại đu đủ hai da: vỏ ngoài vàng có lốm đốm xanh nhỏ li ti, hay bị rám, thối và lên men nhiều chỗ. Còn đu đủ vàng đều, bóng, trơn và rất đẹp mã thường chín bằng hoá chất.
- Đu đủ chín tự nhiên 1 mặt hứng được nhiều ánh sáng mặt trời nên chín hơn mặt còn lại. Khi thấy một quả chín đều từ cuống thì chắn chắn nó đã được "độ" qua hóa chất.
Nguồn: [Link nguồn]
Đu đủ là loại quả có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, dù xanh hay chín nó cũng đều có hương vị rất ngon.