Một thói quen uống nước mà người Việt cần bỏ ngay từ bây giờ

Nhiều người rất lười uống nước và phải đợi đến khi thật khát mới bắt đầu uống. Đó là một sai lầm.

Thói quen này dễ khiến họ mất nước mà không biết. Bạn cần hiểu rằng khi một người uống không đủ nước sẽ gây mất nước và có thể làm cho chuyển động của ruột khó khăn hơn. Mất nước mạn tính có thể gây táo bón dai dẳng.

Thói quen xem nhẹ việc uống đủ nước mỗi ngày của nhiều người khiến họ có thể đẩy cơ thể vào tình trạng phải đối diện với nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Mất nước là một ví dụ.

Uống nước ngay cả khi không khát là lời khuyên của nhiều chuyên gia dinh dưỡng.

Uống nước ngay cả khi không khát là lời khuyên của nhiều chuyên gia dinh dưỡng.

Mất nước thường là tác dụng đầu tiên từ việc uống nước không đủ. Người mất nước thường bị khát, đau đầu, khô miệng, môi, lưỡi và da. Khi tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn, các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, đi tiểu ít hoặc nước tiểu màu sẫm, chóng mặt và đau ngực.

Mất nước có thể gây trở ngại cho nhiều quá trình hoạt động của cơ thể, như cung cấp không đủ ôxy cho các cơ quan, xử lý chất thải và chất bôi trơn xương và khớp không được tốt.

Mất nước cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng của chất điện phân, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể hoạt động. Mất cân bằng natri và kali có liên quan đến rối loạn dẫn truyền các tín hiệu của não. Sự mất cân bằng hóa học có thể gây nhịp tim bất thường, co giật và rối loạn cảm giác. Cuối cùng, có thể bị các vấn đề về sức khỏe trầm trọng, chẳng hạn như suy thận, mất ý thức, giảm thể tích máu và sốc.

Hãy bắt đầu ngày mới bằng thói quen tốt là uống ngay một ly nước ấm sau khi thức dậy. Đó là cách đơn giản nhất để cơ thể thải bớt độc tố ra ngoài, ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang.

Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng uống nước ấm thường xuyên trong ngày là cách dễ dàng để cải thiện sức khỏe lẫn tâm trạng, thậm chí giúp giảm bớt căng thẳng hay lo âu.

Ngay trước khi ăn sáng, uống một ly nước có thể giúp tăng sự thèm ăn và tăng cường sự trao đổi chất, theo Healthline. Nếu bạn bị đau đầu vào buổi sáng thì việc uống nước càng trở nên cần thiết.

Nếu uống ít nước, một loạt những bệnh nguy hiểm có thể ập đến với cơ thể bạn bất cứ lúc nào.

Nếu uống ít nước, một loạt những bệnh nguy hiểm có thể ập đến với cơ thể bạn bất cứ lúc nào.

Khuyến cáo mỗi người cần uống 8 ly nước (mỗi ly chứa khoảng 200ml) mỗi ngày, nhưng trên thực tế nên uống nhiều hơn, khoảng 3 lít một ngày cho nam giới và 2,2 lít cho phụ nữ. Lý do của sự khác biệt này là do nam giới thường có khối cơ lớn hơn phụ nữ, vì vậy cơ thể nam giới dự trữ nước nhiều hơn.

Bạn cũng có thể lấy chất lỏng trong thực phẩm, như trong các loại rau và súp. Hãy nhớ cần phải uống nhiều hơn bạn thường làm trong các tình huống sau: trong thời tiết nóng; trước, trong và sau khi hoạt động thể chất; phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú; khi đang gặp những bệnh nhiễm khuẩn kèm sốt, hoặc bệnh cúm.

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu đúng về các khuyến cáo tăng cường uống nước. Việc uống quá nhiều nước (như 4,5 lít mỗi ngày) hay uống một lượng nước lớn ngay một lúc lại là một việc làm hết sức nguy hiểm. Bởi, việc uống quá nhiều nước so với nhu cầu cơ thể sẽ khiến thận phải làm việc quá tải và có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc nước. Đồng thời, uống quá nhiều nước một lúc sẽ khiến nồng độ natri trong máu có thể hạ xuống đột ngột.

Khi nào cơ thể bạn thiếu nước?

1. Đi tiểu ít

Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6 - 7 lần/ngày. Tuy nhiên, con số này mỗi người một khác vì số lượng nước hàng ngày họ tiêu thụ khác nhau. Nhưng nếu bạn đi tiểu dưới 2-3 lần trong ngày hoặc không đi tiểu được trong hàng giờ liền thì bạn nên uống bổ sung nước ngay.

2. Da khô

Một trong những biểu hiện của mất nước, thiếu nước là da khô, ngay cả khi bạn dùng kem bôi giữ ẩm... mà da vẫn khô.

3. Khô họng

Giảm tiết nước bọt sẽ làm bạn khô họng thường là do thiếu nước. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý đến một số thuốc khi dùng sẽ gây nên tác dụng ngoại ý là làm khô miệng như antihistamine...

4. Màu sắc của nước tiểu

Khi nước tiểu bạn có màu nâu sẫm, vàng sậm, đục... cũng là dấu hiệu bị thiếu nước. Bạn nên uống nhiều nước ngay, khi cơ thể đủ nước thì nước tiểu sẽ trong.

5. Luôn cảm thấy đói

Có bao giờ bạn luôn cảm thấy đói bụng ngay cả khi vừa mới ăn xong, thay vì bạn lại tìm một thứ gì đó để ăn... thì bạn nên uống vài ly nước vì đó có thể là dấu hiệu thiếu nước.

6. Hoa mắt, ù tai

Thỉnh thoảng bạn hơi choáng, đừng quá lo lắng... vì có thể là biểu hiện thiếu nước. Uống nước nhiều giúp máu lưu thông dễ dàng, đưa máu đến nuôi tế bào thần kinh thính giác ở tai trong giúp cải thiện triệu chứng ù tai, choáng.

Nguồn: [Link nguồn]

Những ”đại kỵ” khi uống nước chanh không phải ai cũng biết

Nước chanh là thức uống cung cấp nhiều vitamin, nhưng không phải ai uống cũng tốt và uống lúc nào cũng có lợi cho cơ thể....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN