Một số thực phẩm và biện pháp giúp khắc phục vết loét miệng tại nhà hiệu quả

Sự kiện: Sống khỏe

Sử dụng nha đam, húng quế, mật ong hay dung dịch muối biển có thể làm giảm đau và thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét tại nhà hiệu quả theo Steptohealth.

Vết loét thường xuất hiện trong khoang miệng có thể ở môi, lưỡi và má. Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, hiện tượng này là do căng thẳng, dị ứng, vết thương hoặc thay đổi nội tiết tố.

Loét miệng là do căng thẳng, dị ứng, vết thương hoặc thay đổi nội tiết tố. Ảnh: Steptohealth.

Loét miệng là do căng thẳng, dị ứng, vết thương hoặc thay đổi nội tiết tố. Ảnh: Steptohealth.

Để đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét, bạn có thể sử dụng một số thực phẩm hay biện pháp sau tại nhà.

Dung dịch muối biển

Một trong những biện pháp đơn giản nhất để chữa lở miệng là dùng dung dịch nước và muối. Theo nghiên cứu này của Đại học Complutense Madrid Hoa Kỳ, muối biển, có chứa natri, các khoáng chất khác và nó là một chất khử trùng tự nhiên tuyệt vời. Vì vậy, đây là loại nước súc miệng có hiệu quả cao.

Bạn có thể súc dung dịch này khoảng 30 giây. Sau đó, nhổ nó ra rồi lặp lại quá trình này vài lần trong ngày và súc miệng lại bằng nước ấm.

Baking soda

Đây là chất kiềm có tác dụng trung hòa axit trong miệng , nguyên nhân gây ra những vết loét khó chịu này. Trên thực tế, vết loét biến mất khá nhanh sau một lần bôi.

Nó cũng hoạt động như một chất làm sạch miệng, bằng cách tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn nào có trong miệng. Tuy nhiên, hãy nhớ không sử dụng nó quá thường xuyên vì nó là chất mài mòn nhẹ có thể làm hỏng men răng của bạn.

Trà hoa cúc có tác dụng làm dịu, kháng khuẩn rất phù hợp với sức khỏe răng miệng của bạn. Ảnh: Steptohealth.

Trà hoa cúc có tác dụng làm dịu, kháng khuẩn rất phù hợp với sức khỏe răng miệng của bạn. Ảnh: Steptohealth.

Cách làm lấy 125 ml nước ấm, 1 muỗng cà phê baking soda và hòa cho tới khi tan ra rồi súc nhiều lần. Sau đó bạn nên súc miệng lại bằng nước thông thường.

Húng quế

Húng quế là một chất khử trùng phổ biến trong nha khoa và nó cũng có những lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe răng miệng của bạn.

Húng quế đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nha khoa. Điều này đã được Viện Nghiên cứu Công nghiệp Thực phẩm ở Cuba nghiên cứu và cho thấy, nó là một chất chống vi trùng.

Để chữa vết loét miệng bạn chỉ cần ăn nó hoặc súc miệng 2 lần một ngày bằng cách đun sôi lá trong nước. Ngoài ra, bạn có thể thêm nó vào chế độ ăn uống thường xuyên để hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng răng miệng.

Hoa cúc

Hoa cúc có tác dụng làm dịu, kháng khuẩn rất phù hợp với sức khỏe răng miệng của bạn. Một nghiên cứu của Đại học Khoa học Y tế Shahrekord ở Iran cho thấy hoa cúc là một chất khử trùng tự nhiên có tác dụng chữa lành vết loét miệng.

Vì vậy, hoa cúc cũng có thể được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa để giảm sự xuất hiện không mong muốn của những vết loét này.

Nha đam

Một nghiên cứu của Bệnh viện giảng dạy lâm sàng ở Cuba cho thấy nha đam có nhiều đặc tính và đặc biệt nó có đặc tính tái tạo da.

Nha đam có tác dụng chống lại nhiều bệnh tật và các triệu chứng của chúng, chẳng hạn như những bệnh dẫn đến lở miệng. Hơn nữa, bạn có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành và giảm đau chỉ bằng cách sử dụng chất lỏng nhớt của loại cây này bôi lên vết thương.

Mật ong

Bạn chỉ cần làm sạch và lau khô vùng bị loét rồi bôi một ít mật ong sẽ rất dễ chịu. Ảnh: Steptohealth.

Bạn chỉ cần làm sạch và lau khô vùng bị loét rồi bôi một ít mật ong sẽ rất dễ chịu. Ảnh: Steptohealth.

Theo một nghiên cứu của Phòng khám Trung tâm Cira Garcia ở Havana Cuba, quá trình chữa loét có thể được đẩy nhanh nhờ có nhiều đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của mật ong. Như vậy, bạn chỉ cần làm sạch và lau khô vùng bị loét rồi bôi một ít mật ong.

Dầu dừa

Đây là một trong những phương pháp lâu đời nhất được sử dụng để điều trị bệnh loét miệng. Theo nghiên cứu của Công ty Dược phẩm Himalaya (Ấn Độ), dầu dừa là chất chống viêm tự nhiên giúp giảm đau và sưng tấy.

Đầu tiên, bạn thoa một ít dầu dừa lên vết loét đã sạch và khô, sau đó để yên trong vài phút. Cuối cùng, súc miệng bằng nước cho đến khi không còn cặn trong miệng.

Nguồn: [Link nguồn]

Điểm danh 5 loại nước uống đánh bay nhiệt miệng, sưng nướu hiệu quả mùa hè

Nhiệt miệng là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng (trên, dưới, hai bên), ở lưỡi và lợi, thường gặp ở mọi lứa tuổi gây ra cảm giác khó chịu. Sau đây là 5 loại thức...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG LÊ ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN