Người đàn ông 53 tuổi chết vì đau tim đột ngột, bác sĩ nhắc mọi người 5 điều
Ông Chen, 53 tuổi (Trung Quốc) bị đau lưng trong suốt 10 ngày. Cơn đau xuất hiện 5-6 phút một lần và nhiều lần trong ngày.
Ông ấy nghĩ mình bị lạnh hoặc cóng vai nên chỉ tìm thuốc mỡ bôi vào. Nhưng sau khi bôi thuốc, ông vẫn lên cơn đau thường xuyên. Đến 1 hôm, ông Chen cảm thấy buồn ngủ nhưng đột nhiên đau lưng dữ dội, toát mồ hôi lạnh, tức ngực, ngột ngạt rồi gục xuống đất. Thấy vậy, gia đình liền gọi xe cấp cứu.
Khi bác sĩ đến nơi, huyết áp của ông Chen không còn đo được nữa, bác sĩ đã nhanh chóng cho ông uống thuốc tăng huyết áp và tiến hành đo điện tâm đồ, chẩn đoán ban đầu là nhồi máu cơ tim cấp .
Trên đường đến bệnh viện, tim của ông Chen đã ngừng đập, và bác sĩ bắt đầu tiến hành hô hấp nhân tạo nhưng không thành công.
Trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim như của ông Chen không phải là hiếm.
Tại sao ngày càng nhiều người trẻ bị nhồi máu cơ tim?
1. Người trẻ bị nhồi máu cơ tim, có thể nguy hiểm hơn người trung niên và cao tuổi
Theo số liệu của "Báo cáo Bệnh tật và Sức khỏe Tim mạch Trung Quốc 2020", từ năm 2002 đến 2018, tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp tính ở Trung Quốc có xu hướng tăng lên qua từng năm. Trong số đó, khoảng 1/3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có độ tuổi dưới 60, bệnh thường diễn biến nhanh và tỷ lệ tái phát cao.
Nhồi máu cơ tim là sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành cung cấp máu và oxy cho tim, dẫn đến thiếu máu cục bộ cấp và dai dẳng, từ đó dẫn đến hoại tử cơ tim do thiếu máu cục bộ.
Về mặt lâm sàng, bệnh nhân sẽ bị đau dữ dội và dai dẳng, không thể thuyên giảm hoàn toàn ngay cả khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc, có thể gây rối loạn nhịp tim trong trường hợp nhẹ, sốc, suy tim, thậm chí tử vong trong trường hợp nặng.
Vì sao ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh nhồi máu cơ tim? Nghiên cứu mới từ Đại học Yale (Mỹ) trả lời cho câu hỏi đó.
Các nhà nghiên cứu đã chọn 2246 người lần đầu bị nhồi máu cơ tim cấp và 2246 người tham gia phù hợp về tuổi và giới tính không bị nhồi máu cơ tim cấp, tất cả đều từ 18-55 tuổi, để phân tích có kiểm soát.
Nghiên cứu cho thấy, trong số những bệnh nhân trẻ dưới 55 tuổi lần đầu tiên bị nhồi máu cơ tim cấp, khoảng 85% tỷ lệ mắc bệnh có liên quan đến 7 yếu tố nguy cơ, đó là đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, trầm cảm, hút thuốc và thu nhập của gia đình. Tiền sử gia đình bị nhồi máu cơ tim ít.
Trong số đó, huyết áp cao, tiểu đường, trầm cảm và hút thuốc có thể phòng ngừa được. Nghĩa là, chỉ cần thực hiện các biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt để quản lý 7 yếu tố nguy cơ này, đặc biệt là 4 yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được thì nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp có thể giảm được.
Trên thực tế, nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi có thể nguy hiểm hơn ở người già.
Do mảng xơ vữa ở người trẻ tuổi càng không bền và dễ rơi ra nên một khi mảng xơ vữa bị vỡ đột ngột và hình thành huyết khối có thể dẫn đến tắc hoàn toàn mạch máu và gây nhồi máu cơ tim diện rộng.
Hơn nữa, so với người cao tuổi, các tổn thương cơ bản của mạch máu ở người trẻ nhẹ hơn trước khi bệnh khởi phát. Khi bị nhồi máu cơ tim, tim không thể khởi động các cơ chế tự bảo vệ như như tuần hoàn bàng hệ giữa các mạch máu. Vì vậy, việc can thiệp sớm các yếu tố nguy cơ của người trẻ là rất quan trọng.
2. Làm 5 điều này mỗi ngày có thể "sinh" ra bệnh nhồi máu cơ tim
Một số việc nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày cũng có thể gây ra nhồi máu cơ tim nếu không cẩn thận, vì vậy, cần tránh tối đa những điều sau:
Ăn quá no, quá nhiều dầu mỡ
Nếu ăn quá no, đặc biệt là sau khi ăn nhiều dầu mỡ, lượng lipid máu trong cơ thể sẽ tăng cao đột ngột dẫn đến tăng độ nhớt của máu, nếu động mạch vành tương đối hẹp thì rất dễ để hình thành huyết khối và tắc nghẽn lòng mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp.
Hút thuốc
Hút thuốc lá không chỉ thúc đẩy quá trình xơ cứng động mạch mà còn làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, hút thuốc lá còn có thể gây ra hiện tượng co thắt động mạch vành, dễ dẫn đến tắc mạch và nhồi máu cơ tim.
Uống rượu
Uống rượu quá mức trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình tổng hợp cholesterol, không chỉ gây tăng lipid máu, xơ cứng động mạch mà còn thúc đẩy quá trình apoptosis và chết tế bào cơ tim, gây ra bệnh cơ tim do rượu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tim.
Và trong vòng vài giờ sau khi uống, các mạch máu sẽ ở trạng thái giãn ra và lưu lượng máu tăng nhanh, rất dễ gây ra các bệnh tim cấp tính như nhồi máu cơ tim.
Rặn quá mức khi đi vệ sinh
Người trung niên và cao tuổi khi đi đại tiện, nếu rặn quá sức sẽ làm áp lực trong ổ bụng tăng lên, huyết áp tăng nhanh làm tăng gánh nặng cho tim và có thể gây nhồi máu cơ tim.
Nổi giận
Một nghiên cứu năm 2021 trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu đã chỉ ra rằng, tức giận là một trong những tác nhân quan trọng gây ra nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành. Khi chúng ta tức giận, cơ thể tiết ra các hormone căng thẳng thúc đẩy sự chuyển giao các bạch cầu viêm trong máu, từ đó khiến các mảng mạch máu không ổn định bong ra, cuối cùng có thể dẫn đến đau tim.
3. Có một cảnh báo trước khi nhồi máu cơ tim đến, hãy cẩn trọng
Thống kê cho thấy, hằng năm ở Trung Quốc có 600.000 ca nhồi máu cơ tim mới, chỉ có 30.000 ca được điều trị kịp thời và đúng tiêu chuẩn, tỷ lệ tử vong vượt quá 30%. Chúng ta cùng tìm hiểu một số dấu hiệu thường gặp trước khi xuất hiện nhồi máu cơ tim.
Các triệu chứng thường gặp trước khi bắt đầu nhồi máu cơ tim bao gồm: xuất hiện cơn đau thắt ngực, khó chịu ở ngực, yếu chân tay, khó thở khi hoạt động, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi nhiều, suy nghĩ kém, ngất xỉu, sốc và suy tim.
Thời điểm vàng của nhồi máu cơ tim là trong vòng 120 phút sau nhồi máu cơ tim, đặc biệt nếu có thể thực hiện liệu pháp tái tưới máu trong vòng 60 phút đầu thì có thể cứu sống cơ tim và tính mạng một cách tối đa.
Một khi nhồi máu cơ tim kéo dài trên 120 phút, diện tích cơ tim bị hoại tử sẽ ngày càng lớn, dễ dẫn đến suy tim, sốc, thậm chí tử vong.
Nguồn: [Link nguồn]
Nếu gặp phải những tình trạng này cần đến bệnh viện để bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất.