Một nghệ sĩ Việt qua đời ở tuổi 39 vì ung thư máu, 7 dấu hiệu cảnh báo bệnh rất dễ bị bỏ qua

Sự kiện: Ung thư máu

Ung thư máu nguy hiểm, khó phát hiện và khó điều trị nhưng nếu bạn có phương pháp phòng ngừa hợp lý thì sẽ giảm bớt được nguy cơ mắc bệnh.

Mới đây, giới giải trí bàng hoàng khi hay tin nghệ sĩ đàn nhị Trần Văn Xâm - Giảng viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam - qua đời ở tuổi 39. Những bạn trẻ thường xuyên thưởng thức tiếng đàn của Trần Văn Xâm ở phố đi bộ Hồ Gươm mỗi dịp cuối tuần vô cùng sốc trước thông tin đau buồn này.

Nghệ sĩ đàn nhị Trần Văn Xâm sinh năm 1984, ở Hải Dương, nghệ sĩ Trần Văn Xâm vượt qua hơn 2.000 thí sinh, đoạt giải nhì cuộc thi Đàn nhị quốc tế, tổ chức ở Thượng Hải (Trung Quốc) vào năm 2012. Ngoài âm nhạc truyền thống, nghệ sĩ chơi đàn nhị theo lối phá cách, giao thoa nhiều dòng nhạc khác. Nhạc sĩ được đánh giá là "quái kiệt" của cây đàn nhị Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Được biết, nghệ sĩ Trần Văn Xâm bị ung thư máu nhiều năm qua. Tuy nhiên, anh vẫn làm việc chăm chỉ, luôn lạc quan, vui vẻ và không có biểu hiện của người mắc bệnh hiểm nghèo. Sự ra đi đột ngột của anh khiến nhiều người băn khoăn, liệu bệnh ung thư máu nguy hiểm thế nào, có thể phòng tránh được hay không?...

Nghệ sĩ đàn nhị Trần Văn Xâm - Giảng viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam - qua đời ở tuổi 39

Nghệ sĩ đàn nhị Trần Văn Xâm - Giảng viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam - qua đời ở tuổi 39

Bệnh ung thư máu nguy hiểm thế nào?

Bệnh ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm và thường thì bệnh nhân phải tới giai đoạn bệnh nặng với các triệu chứng biểu hiện rõ ràng mới phát hiện ra bệnh.

Bệnh ung thư máu thường đi kèm với sự sụt giảm, triệt tiêu lớn số lượng các tế bào máu (hồng cầu). Nếu không được điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân mắc bệnh này rất cao.

7 dấu hiệu điển hình của người mắc bệnh ung thư máu

Xanh xao, mệt mỏi

Khi mắc ung thư máu, lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể, hiện tượng này còn gọi dễ hiểu hơn là “thiếu máu” Hồng cầu là tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, chúng vận chuyển oxy đến tất cả các cơ quan, các mô. Thiếu máu khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao bởi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí.

Xuất hiện đốm đỏ trên da

Nếu có những đốm đỏ hoặc tím trên da thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán, phòng trước còn hơn để muộn. Bởi hiện tượng này cũng có thể là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đau đầu dữ dội

Không phải cứ nhức đầu là ung thư máu mà cũng có thể do nhiều bệnh lí khác nhưng ở ung thư máu thường xuất hiện các cơn đau dữ dội, đi kèm với đó là hiện tượng đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự suy thoái lưu lượng máu đưa lên não khiến não không được cung cấp đủ oxy nên gây đau đầu.

Đau xương khớp

Một trong những triệu chứng chính của ung thư máu chính là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng… Nguồn gốc của những cơn đau này là từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu.

Sưng hạch bạch huyết

Các tế bào bạch huyết mất dần khả năng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Viêm hạch bạch huyết là một dạng viêm bạch cầu gây ra do vi khuẩn. Vì thế, sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da của bệnh nhân ung thư máu và không gây đau.

Chảy máu cam

Chảy máu cam là hiện tượng khá thường gặp. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp lượng máu chảy nhiều, xảy ra liên tục trong nhiều ngày thì tốt nhất cần đi khám. Bởi rất có thể, bạn đã mang bệnh ung thư máu, bởi đây có thể là hệ quả của việc giảm số lượng tiểu cầu – tế bào có tác dụng cầm máu.

Sốt cao thường xuyên

Bệnh nhân mắc ung thư máu thường suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch. Là do các tế bào bạch cầu dần dần mất đi khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút từ bên ngoài nên việc bị các yếu tố bên ngoài nhâm nhập vào cơ thể để gây bệnh là một triệu chứng thường thấy khi bị căn bệnh này. Hiện tượng suy giảm miễn dịch thường thể hiện qua những cơn sốt cao, những vết thương nhiễm trùng khó lành.

5 cách phòng ngừa ung thư máu

Cho tới nay, khoa học vẫn chưa khẳng định nguyên nhân gây ung thư máu một cách chính xác. Mặc dù chúng ta không thể phòng bệnh tuyệt đối, nhưng lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư máu. 

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu. Ảnh minh họa

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu. Ảnh minh họa

Không sử dụng các loại hóa chất độc

Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ung thư máu phát triển. Hiện nay hóa chất thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp hóa chất, nông nghiệp như: benzen, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… Vì vậy nếu muốn phòng bệnh cần phải hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất. Trong trường hợp phải tiếp xúc, cần trang bị bảo hộ cẩn thận, hạn chế tiếp xúc tối đa càng tốt.

Tránh tiếp xúc với các các bức xạ

Tiếp xúc với bức xạ có thể sẽ làm thay đổi các thành phần, cấu trúc ADN trong máu. Vì vậy nếu thường xuyên tiếp xúc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu.

Những người làm trong các nhà máy hạt nhân, từng thực hiện xạ trị ung thư, công nhân linh kiện điện tử, sóng điện thoại… sẽ có nguy cơ mắc ung thư máu cao hơn người bình thường. Do vậy cần phải giảm thiểu tối đa thời gian tiếp xúc với bức xạ để có thể phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

Rau xanh, các loại củ quả là những loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe con người. Việc ăn uống lành mạnh sẽ tránh được rất nhiều các loại bệnh trong đó có cả ung thư máu. Một chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo là ăn những thực phẩm giàu ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây giúp giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Đồng thời có khả năng ức chế sự phát triển, ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư.

Ngoài ra cần hạn chế các loại thực phẩm gây bất lợi cho sức khỏe và là yếu tố gây ung thư cao như: đồ hộp, các loại thức ăn lên men, đồ nướng, rượu bia, thuốc lá…

Thể dục thường xuyên

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tập thể dục đều đặn thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ ung thư và ngăn ngừa được nhiều bệnh mãn tính khác. ACS khuyến cáo mỗi người nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần

Mọi người có thể lựa chọn các bài thể dục như: bơi lội, chạy bộ, yoga, tập thể lực… Thể dục thường xuyên hàng ngày là một lối sống lành mạnh và khoa học vì vậy bạn cần phải duy trì để hiệu quả phòng ngừa ung thư đem lại hiệu quả tốt nhất.

Khám sức khỏe định kỳ

Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn có thể phát hiện ung thư máu ngay ở giai đoạn đầu của bệnh. Từ đó có các biện pháp điều trị kịp thời không để các tế bào ung thư phát triển và lây lan. Khuyến cáo mỗi người nên đi khám sức khỏe 6 tháng/1 lần để có thể phòng bệnh tốt nhất.

Ung thư máu nguy hiểm, khó phát hiện và khó điều trị nhưng nếu bạn có phương pháp phòng ngừa hợp lý thì sẽ giảm bớt được nguy cơ mắc bệnh. 

Cảnh báo: Điều nhiều người xem nhẹ có thể kích hoạt ung thư máu

Một quá trình liên quan đến việc tế bào máu tích lũy các đột biến gien và có thể gây ra ung thư máu có mầm mống sâu xa từ những thói quen thiếu lành mạnh, nghiên cứu từ Mỹ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Ung thư máu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN