Một kiểu ăn kiêng nhiều người áp dụng có thể kích hoạt ung thư?

Sự kiện: Ung thư
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Thử nghiệm động vật cho thấy một tác dụng tốt của việc ăn kiêng kiểu "nhịn ăn gián đoạn" lại có thể vô tình làm tăng nguy cơ ung thư.

Theo Science Alert, một nhóm khoa học gia quốc tế đã thử nghiệm trên chuột để tiếp nối một nghiên cứu trước đó, chỉ ra việc ăn kiêng theo kiểu nhịn ăn gián đoạn ở chuột có thể thúc đẩy khả năng tái tạo của tế bào gốc đường ruột.

Điều này tuy giúp bảo vệ khỏi một số tình trạng viêm và tổn thương nhưng lại gây ra rủi ro đối với bệnh ung thư.

Người ăn kiêng bằng cách nhịn ăn gián đoạn có thể gặp rủi ro với một số món ăn - Minh họa AI: THU ANH

Người ăn kiêng bằng cách nhịn ăn gián đoạn có thể gặp rủi ro với một số món ăn - Minh họa AI: THU ANH

Trong bài công bố trên tạp chí khoa học Nature, các nhà khoa học chỉ ra rằng sự gia tăng sản xuất tế bào gốc này tăng tốc khi các con chuột ăn lại sau thời gian nhịn ăn trong ngày.

"Hoạt động của tế bào gốc nhiều hơn sẽ tốt cho quá trình tái tạo nhưng nếu hoạt động quá mức theo thời gian có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn" - nhà sinh vật học Omer Yilmaz đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đồng tác giả, giải thích.

Ngoài ra, rắc rối tăng thêm nếu bữa ăn sau đó đưa vào cơ thể các hợp chất như amin dị vòng trong thịt bị cháy xém.

Các hợp chất này đã được khoa học chứng minh là có thể gây ra đột biến gen. Khi nó được đưa vào đúng lúc tế bào gốc đang được tái tạo quá mức, nguy cơ gây ra các khối u ung thư sẽ tăng.

Nhóm nghiên cứu cũng xác định được một con đường sinh học gọi là mTOR , mà các tế bào gốc thông qua đó hoạt động.

Con đường này liên quan đến sự phát triển và trao đổi chất của tế bào và sau khi nhịn ăn, nó làm tăng sản xuất các phân tử nhỏ gọi là polyamines, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào.

Các phân tử này đóng vai trò then chốt giúp cơ thể phục hồi và tái tạo sau khi bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và năng lượng do chế độ ăn uống thông thường cung cấp.

Tuy nhiên, nghiên cứu chứng minh khả năng sinh ra khối u cũng tăng lên, đặc biệt là trong điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của ung thư.

Điều này cho thấy kiểu ăn kiêng "hot" này cần được nghiên cứu toàn diện hơn, ngoài những tác dụng sức khỏe mà nó mang lại.

Các nghiên cứu trước đây hầu hết cũng tập trung vào các thay đổi của cơ thể diễn ra nhờ thời gian nhịn ăn trong ngày, mà chưa lưu tâm nhiều đến những gì xảy ra khi ăn lại.

Trong trường hợp này, rõ ràng bạn nên cân nhắc với các món thịt nướng nếu như đang áp dụng kiểu ăn kiêng này. Sẽ cần những đánh giá thêm trên người để hiểu cụ thể hơn các tác động.

Nhịn ăn gián đoạn là một kiểu ăn kiêng đang "hot" những năm gần đây, được biết đến với tác dụng thúc đẩy sự trao đổi chất và giúp giảm nguy cơ các bệnh chuyển hóa, mất trí nhớ, giảm cân...

Người ăn kiêng kiểu này sẽ phải ăn toàn bộ các bữa trong một khung giờ nhất định, rồi không ăn uống bất cứ thứ gì có năng lượng, chỉ uống nước trong thời gian còn lại.

Ví dụ nếu bạn áp dụng kiểu 16:8, bạn cần bắt đầu bữa sáng và kết thúc buổi tối trong thời gian 8 giờ, ví dụ ăn sáng lúc 10 giờ và ăn tối xong trước 18 giờ, sau đó nhịn cho đến 10 giờ hôm sau. Có thể áp dụng các khung thời gian "mềm" hơn như 14:10 hay 12:12...

Được coi là dược liệu có lợi cho sức khỏe, quả la hán khá quen thuộc khi dùng làm nước giải khát ngày hè. Vậy người bị tiểu đường có uống được la hán quả không?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN