Món thịt rất được ưa chuộng vào mùa lạnh nhưng không nên ăn nhiều, thậm chí có thể gây ung thư
Trong một số nghiên cứu có liên quan, những chất có trong thịt xông khói ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí còn gây ung thư.
Bà Lý (Trung Quốc) bắt đầu lên kế hoạch đón Tết sớm. Bà chuẩn bị vài miếng thịt heo khổ lớn, tẩm ướp gia vị rồi treo lên xà nhà hong khô. Bà Lý nói: "Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết, sau khi hong khô như thế này, thịt sẽ rất ngon và thơm".
Tuy nhiên, cháu gái của bà lại nói: "Cháu đọc trên mạng thấy có nói rằng, thịt xông khói như thế này có chứa nitrit, đây là chất gây ung thư, ăn nhiều sẽ bị ung thư dạ dày. Bà ơi, bà có tuổi rồi, không nên ăn kiểu thịt không đảm bảo vệ sinh như thế này".
Bà Lý không đồng tình: "Nitrit là gì, sao bà chưa từng nghe qua. Bà và mọi người đã ăn thịt kiểu này mấy chục năm rồi, có làm sao đây, cháu đừng có nói nhảm". Sau đó, người bà bỏ đi, tỏ ý không hài lòng và không muốn nghe cháu mình giải thích thêm.
Thịt xông khói có gây ung thư không?
Thịt xông khói, hay hun khói rất quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình, nhưng quá trình sản xuất nó lại tiềm ẩn những nguy cơ lớn cho sức khỏe.
Trong quá trình làm thịt xông khói, người ta sử dụng rất nhiều muối, sau một thời gian nó sẽ chuyển hóa thành nitrit. Trong thịt chứa nhiều axit min, nitrit sẽ phản ứng với các axit amin này tạo thành một hợp chất có tên N- Nitrosamine và nitrosamide, đây là những chất gây ung thư mạnh.
Bản thân loại thịt này chứa nhiều chất béo, khi đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra chất benzopyrene, đây cũng là chất gây ung thư mạnh. Vì điều này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa thịt xông khói vào nhóm các loại thực phẩm có khả năng gây ung thư.
Tuy nhiên, bác sĩ Châu Huy, trưởng Khoa Ung thư và Huyết học của Bệnh viện Ung thư Hồ Nam, Trung Quốc cho rằng, khả năng gây ung thư của thịt xông khói cần được xem xét một cách khách quan hơn.
Một mặt, nguyên nhân gây ung thư từ thịt xông khói là do nhiệt độ quá cao và cho quá nhiều muối trong quá trình sản xuất, dẫn đến sinh ra chất gây ung thư. Mặt khác, nếu bạn ăn quá nhiều thịt xông khói được chế biến sai cách, nguy cơ ung thư cũng sẽ tăng lên. Do đó, nếu muốn tiêu thụ loại thịt này một cách an toàn, cần chế biến đúng cách và không nên tiêu thụ quá nhiều.
Ngoài ra, cần lưu ý những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, bệnh thận nên tránh ăn thịt xông khói, nếu không sẽ dễ dẫn đến việc tăng huyết áp. Bệnh nhân có lượng cholesterol cao sẽ dễ gây tắc nghẽn mạch máu. Bệnh nhân mắc bệnh thận không nên ăn quá mặn, lượng muối natri không đào thải được ra ngoài cơ thể dễ dẫn đến phù nề.
Ăn thịt xông khói như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Đối với nhóm người khỏe mạnh, việc ăn thịt xông khói phải chú ý chế biến đúng phương pháp. Cụ thể là không nên cho quá nhiều muối trong quá trình chế biến. Trong quá trình chế biến, không nên xào nấu loại thịt này ở nhiệt độ vượt quá 60 độ C, nếu không sẽ sinh ra chất benzopyrene.
Thịt xông khói đã sơ chế có thể được luộc sơ trước khi nấu để loại bỏ nitrit. Thịt xông khói có thể chiên hoặc hấp nhưng không nên chiên ngập dầu, vì dầu quá nóng sẽ sinh ra chất gây ung thư.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, cố gắng không ăn thịt xông khói công nghiệp, đặc biệt là thịt xông khói do các xưởng nhỏ sản xuất, hàm lượng nitrit và benzopyrene có thể vượt quá tiêu chuẩn.
Làm sao để phòng ngừa ung thư?
Trên thực tế, không chỉ thịt xông khói có nguy cơ gây hại cho sức khỏe mà nhiều thực phẩm khác cũng tiềm ẩn rủi ro không kém, chẳng hạn như:
- Thực phẩm ẩm mốc
Thực phẩm mốc sẽ sản xuất aflatoxin. Aflatoxin được công nhận là chất gây ung thư mạnh nhất, có thể gây hại nghiêm trọng cho các cơ quan trong cơ thể, rất dễ gây ung thư gan.
Aflatoxin chỉ có thể bị phân hủy và phá hủy ở nhiệt độ trên 280 độ C. Nói chung, nhiệt độ đun nấu không thể tiêu hủy được nên nếu bị mốc thì phải vứt bỏ.
- Thực phẩm ngâm, hun khói, nướng, chiên
Trong quá trình chiên rán và hun khói thực phẩm, nếu để nhiệt độ quá cao hoặc cho muối quá nhiều sẽ sinh ra chất gây ung thư là benzopyrene. Chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, phổi, vú, bàng quang.
Vì vậy, trong quá trình bảo quản và sản xuất thực phẩm, hãy cố gắng tránh những cách làm sai lầm để giảm sản sinh chất gây ung thư.
- Đồ ăn thức uống quá nóng
Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp thức ăn và đồ uống nóng có nhiệt độ trên 65 độ C vào danh sách có khả năng gây ung thư. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nhiệt độ niêm mạc đường tiêu hóa của chúng ta có thể chịu được là khoảng 40 - 50 độ C. Thực phẩm quá nóng sẽ làm bỏng niêm mạc.
Nhiều người trung niên và cao tuổi quen ăn cơm khi còn quá nóng, thói quen sinh hoạt này làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày.
- Thức ăn để qua đêm
Thức ăn để qua đêm sẽ tạo ra một lượng lớn nitrit, khi vào cơ thể người sẽ kết hợp với axit amin tạo ra nitrosamine, một chất gây ung thư mạnh, ăn thường xuyên sẽ gây ung thư dạ dày và ruột.
Trong một lần đến bệnh viện khám bệnh giời leo, người đàn ông này không ngờ bị phát hiện ung thư dạ dày.
Nguồn: [Link nguồn]