Món khoái khẩu của nhiều người có thể là nguyên nhân gây ung thư nếu ăn quá nhiều

Sự kiện: Sống khỏe

Thịt là thực phẩm quen thuộc không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình. Nhưng nếu ăn quá nhiều thịt mỡ có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư đại trực tràng, đây là điều được các chuyên gia y tế cảnh báo.

1. Thịt mỡ chứa ít protein hơn thịt nạc

Thịt lợn chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao như đạm và chất béo. Trong đó thịt mỡ và thịt nạc có sự khác biệt rõ rệt nhất về hàm lượng chất béo. Thịt mỡ chứa hàm lượng chất béo cao hơn nhiều so với thịt nạc trong khi lượng protein lại rất ít.

Hàm lượng protein trong thịt nạc  tương đối cao. Cứ khoảng 100g thịt nạc sẽ có khoảng 29g protein và 0,06g chất béo. Trong khi 100g thịt mỡ chỉ chứa khoảng 14,5g protein.

Hơn nữa, hàm lượng chất béo trong thịt nạc được kể trên chỉ là hàm lượng lúc chưa nấu ăn. Khi nấu ăn, dưới tác dụng của nhiệt độ, chất béo sẽ giảm bớt một cách đáng kể.

Trong 100g thịt lợn có 297 kcal, trong đó thịt lợn nạc chỉ có 145 kcal trong 100g. Lượng calo của món ăn cũng sẽ tăng lên theo cách chế biến cũng như kết hợp thịt lợn với các loại thực phẩm khác.

Thịt mỡ và thịt nạc có sự khác biệt liên quan đến vi chất dinh dưỡng (như vitamin, khoáng chất...). Trong thịt mỡ thường có chứa nhiều vitamin tan trong chất béo hơn, như vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K2.

Không nên ăn quá nhiều thịt mỡ.

Không nên ăn quá nhiều thịt mỡ.

2. Hạn chế sử dụng loại thực phẩm có thể gây ung thư

Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K, ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến trên thế giới, gây tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư dạ dày, phổi, gan. Ung thư đại trực tràng là ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Thức ăn chứa nhiều mỡ, nhất là mỡ động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Ngoài ra hàm lượng chất bảo quản thực vật có trong rau, củ hay như chất tăng trọng, chất tạo nạc trong thịt lợn, các chất kích thích khiến nhiều người mắc ung thư.

ThS.BSNT Nguyễn Xuân Tuấn, chuyên khoa ung thư (Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, thịt mỡ đã được nghiên cứu là có mối liên quan với bệnh ung thư đại trực tràng. Chế độ ăn nhiều mỡ gây ung thư qua cơ chế tiết nhiều axit mật. Là chất ức chế quá trình biệt hóa của các tế bào niêm mạc ruột. Ngoài ra, thịt mỡ còn chứa nhiều axit béo không bão hòa làm tăng lượng mỡ xấu trong cơ thể. Nếu ăn cùng lúc nhiều thịt mỡ, cơ thể rất khó hấp thụ và gây ra hiện tượng khó tiêu. Thịt mỡ chứa nhiều axit béo no, nếu thường xuyên ăn thịt mỡ rất dễ tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu. Mỡ máu cao có thể gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Chính vì vậy, bữa ăn tốt cho sức khỏe là bữa ăn cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng. Ngoài thịt nên thay thế, xen kẽ các thực phẩm giàu đạm, chất béo khác như cá, các loại đậu để bữa ăn được đa dạng và tốt cho sức khỏe hơn.

3. Có nên kiêng thịt mỡ hoàn toàn?

Ăn nhiều thịt mỡ sẽ không tốt cho sức khỏe, nhưng có nên kiêng hoàn toàn thịt mỡ? Hiện nay có một số người hoàn toàn không ăn thịt mỡ. Lý do là có kế hoạch giảm cân hoặc lo sợ mắc các bệnh rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp… Việc kiêng cữ như vậy hoàn toàn không có khoa học.

Chất béo trong thịt mỡ rất quan trọng đối với cơ thể. Trong 1g chất béo sẽ có 9 kcalo, cung cấp nhiệt năng cho hoạt động của cơ thể. Một người bình thường mỗi ngày phải hấp thu 30-40g chất béo mới có thể đảm bảo cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Với những người lao động nặng, lao động chân tay  cần lượng chất béo cao hơn.

Ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng để giảm nguy cơ mắc ung thư.

Ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng để giảm nguy cơ mắc ung thư.

Ngoài ra, chất béo còn giúp hòa tan một số vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, D, E, K... Do vậy, tuyệt đối không ăn thịt mỡ rất không có lợi.

Các bác sĩ khuyến cáo, tỷ lệ các chất béo, protein, đường trong cơ thể người thành niên phải là 0,8: 1,7: 7,5. Với một tỷ lệ như vậy, thịt mỡ có tác dụng trọng yếu đối với việc duy trì chức năng hoạt động của cơ thể con người.

7 tác dụng phụ cực kỳ nguy hại nếu ăn thịt đỏ mỗi ngày

Thịt đỏ tuy mang lại một số lợi ích đáng kể, chẳng hạn như lượng protein cao và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhau, song liệu có đáng để ăn hàng ngày không?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Yến ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN