Món ăn nằm trong "top sát thủ" gây ung thư cực cao, nhiều người Việt nghiện ăn hằng ngày
Các món thịt nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây cũng là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho sức khỏe, đặc biệt là ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Trong những buổi tụ họp gia đình, liên hoan giữa đồng nghiệp và bạn bè, không thể phủ nhận những bữa tiệc thịt nướng luôn là lựa chọn số 1. Khi món thịt nướng nóng hổi, thơm lừng được phục vụ, ngay cả những người khắt khe trong ăn uống nhất cũng khó có thể khước từ.
Nhiều người bình luận: Sở dĩ thịt nướng có hương vị thơm ngon là vì trong quá trình nướng, mỡ trong thịt chảy xuống tạo ra khói. Khói bám vào bề mặt thịt, tăng mùi vị đặc trưng cho thịt nướng. Nhưng họ lại không biết rằng, đó chính là nguyên nhân biến thịt nướng trở thành loại thịt có khả năng gây ung thư bậc nhất.
Thịt nướng không hề tốt đối với sức khỏe tim mạch
Theo PGS Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia), khi thịt được nướng ở nhiệt độ cao, chất đạm trong thịt sẽ trở nên khó tiêu hơn. Đó là nguyên nhân vì sao chúng ta thường cảm thấy đầy bụng, khó chịu sau khi ăn thịt nướng. Bên cạnh đó, khi được nướng ở nhiệt độ cao, các chất béo trong thịt sẽ không tốt cho tim mạch. Người ăn nhiều thịt nướng và thường xuyên có thể dẫn tới mỡ máu cao.
Thịt nướng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Bàn về thịt nướng,PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa học - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết: Trong quá trình nướng thịt sẽ sinh ra nhiều sản phẩm hữu cơ cháy dở có khả năng gây ung thư. Nhất là PHA (polycyclic aromatic hydrocarbon), chất này có thể bám vào thức ăn qua khói bốc lên.
Trong quá trình nướng thịt bằng than, mỡ của thịt chảy vào lửa không chỉ sinh ra khói mà còn sinh ra chất gây ung thư có tên là benzopyrene. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp loại chất này vào nhóm 1 về gây ung thư cho con người với những bằng chứng rõ ràng về tác hại đối với sức khỏe. Benzopyrene có thể gọi tắt là BaP, nó là một hydrocarbon thơm đa vòng.
Ngoài benzopyrene, thịt nướng còn có thể xuất hiện 2 chất gây ung thư là các amin dị vòng và nitrosamine.
Những người không nên ăn thịt nướng Người bị đầy bụng, rối loạn tiêu hóa
Chất đạm trong thịt nướng sẽ khiến cho người bị đầy bụng, rối loạn tiêu hóa khó tiêu hơn. Nếu đang bị đầy bụng, rối loạn tiêu hóa ăn thịt nướng sẽ có cảm giác ậm ạch khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Người bị đau dạ dày
Những người có tiền sử bệnh đau dạ dày không nên ăn thịt nướng vì thịt nướng khó tiêu.
Người mắc bệnh tim mạch
Khi nướng thịt ở nhiệt độ cao, các chất béo trở thành chất không tốt cho tim mạch. Người ăn nhiều thịt nướng và ăn thường xuyên có thể dẫn tới mỡ máu cao.
Một số chất sinh ra khi nướng kết hợp với khói và chất đạm có thể là nguyên nhân tác động xấu dẫn tới một số bệnh tim mạch.
Người mắc bệnh xương khớp
Thịt nướng có nhiều nguồn dinh dưỡng, chứa nhiều protein, sắt, kẽm….Nhưng ăn nhiều sẽ bị thừa đạm, đau khớp, sưng tấy….
Người bị mỡ máu
Do có thành phần đạm cao nên người bị bệnh mỡ máu không nên ăn nhiều thịt nướng. Người mỡ máu ăn thịt nướng sẽ có hại, bởi trong thịt chứa một lượng lớn chất béo bão hòa.
Người bị sỏi thận
Người bị sỏi thận nên hạn chế các loại thịt nướng. Đây là thực phẩm rất giàu protein, khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
Cách ăn thịt nướng giảm nguy cơ nhiễm bệnh
Không ăn thịt nướng tái: Nhiều người không thích ăn thịt nướng quá chín, cho rằng thịt sẽ dai và mất hương vị của thịt, do vậy thích ăn thịt chín tái. Điều này rất nguy hiểm, ăn thịt tái rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, đồng thời còn tiểm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Không ướp quá nhiều gia vị khi nướng thịt: Ướp quá nhiều gia vị, các loại nước sốt vào thịt nướng, không những khiến thịt dễ cháy còn làm tăng lượng muối vào cơ thể. Vì vậy tốt nhất hãy pha nước sốt riêng để chấm thịt, đồng thời còn làm giảm việc sản sinh các chất gây ung thư. Mặc dù ướp thịt bằng tỏi, rau ngò, phần thịt trái cây và gia vị giàu vitamin E như ớt bột… có thể làm giảm sản sinh lượng HCA khoảng 70% nhưng khi nướng chúng lại dễ cháy nhất. Do vậy bạn hãy lọc lấy nước cốt để để ướp thịt và bỏ phần bã đi.
Không nướng ở nhiệt độ quá cao: PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, chỉ nên nướng thịt trên than hồng khi đã hết khói. Nên nướng thịt nhanh ở nhiệt độ vừa phải, không nướng trên nhiệt độ quá cao.
Không ăn phần thịt nướng bị cháy hoặc nướng quá khô: Theo khuyến cáo của PGS.TS Trần Hồng Côn, hiện nay, có rất nhiều thiết bị nướng như: nướng bằng điện, ga, than, cồn, than củi. Trong đó, nướng trên than củi cháy hồng và cồn là hai cách nướng nhiệt độ thấp, ít sinh ra độc tố hơn. Khi thịt nướng bị cháy nên cắt bỏ phần cháy hoặc không ăn những miếng thịt cháy đó.Thời gian nướng ngắn vừa đủ để thịt chín, vệ sinh dụng cụ nướng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
Chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần: Để đảm bảo sức khỏe, bạn không nên ăn thịt nướng quá thường xuyên. Theo bác sĩ Lâm, thịt nướng là món ăn ngon miệng nhưng chỉ nên dùng từ 1-2 lần/tuần, không ăn hàng ngày. Bác sĩ Lâm đưa ra khuyến cáo tốt nhất chỉ nên ăn 1 lần/tuần với lượng khoảng 100g thịt/lần. Người có tiền sử đau dạ dày không nên ăn thịt nướng vì có thể gây ra chứng khó tiểu. Người già, người có vấn đề mỡ máu, tim mạch, cao huyết áp... cũng nên hạn chế ăn món này.
Ăn thịt nướng kèm rau quả: Bọc thịt nướng với rau lá xanh có thể làm giảm đáng kể độc tính của chất gây ung thư. Các loại rau xanh hoặc hoa quả tươi như rau sống, cà chua, củ cải trắng, ớt xanh và các loại quả như táo, đào, chanh đều là các đồ ăn có chứa nhiều vitamin C và E.
Trong đó hàm lượng vitamin C cao có thể giảm thiểu được các độc tố gây ung thư; còn vitamin E có tác dụng rất tốt trong việc chống lại quá trình oxy hóa. Cách kết hợp ăn uống này có thể giảm thiểu được những tác hại do món thịt nướng mang lại.
Không ăn thịt nướng quá nóng: Hãy nhớ rằng ăn thức ăn quá nóng sẽ không chỉ làm hỏng màng nhầy trong thực quản mà còn gây bỏng ở miệng, đồng thời kích thích tăng sản niêm mạc, để lại sẹo và viêm. Một số chuyên gia tin rằng sự xuất hiện của một số bệnh ung thư thực quản có thể liên quan trực tiếp đến thức ăn nóng.
Giảm thời gian và nhiệt độ nấu: Điều này không có nghĩa là bạn phải ăn thịt tái mà chỉ cần đặt miếng thịt sống vào lò vi sóng khoảng 60 – 90 giây trước khi mang nướng để làm giảm thời gian thịt 'nằm trên lửa'. Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nếu bạn đang nướng hay chiên áp chảo… hãy cân nhắc giảm nhiệt độ. Việc thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao là nguyên nhân chính sản sinh HCA và PAH gây ung thư.
Một số lưu ý khi nướng thực phẩm
- Luôn đảm bảo vỉ nướng được làm sạch trước khi nướng để hạn chế tối đa tình trạng bám mảng cháy, từ đó loại bỏ độc tố sinh ra ung thư.
- Khi nướng, đặc biệt với nướng than nên chọn nhiều thịt nạc hơn thịt mỡ, bởi mỡ sẽ làm tăng nhiệt của lửa, từ đó sinh ra nhiều khói chứa hydrocarbon độc hại.
- Ướp thực phẩm qua đêm, hoặc ít nhất 30 phút trước khi nướng để tạo ra rào cản giữa thực phẩm với nhiệt từ đó giảm hình thành HCAs - một trong những chất độc hại là tác nhân dẫn đến ung thư
- Thường xuyên lật giở thực phẩm để tất cả các mặt đều được giảm thiểu thời gian hấp thụ nhiệt.
- Luôn kiểm soát nhiệt độ trong suốt quá trình nướng để đảm bảo nhiệt không quá cao.
- Nên kết hợp nướng thịt với rau củ, trái cây vì để góp phần hạn chế mầm mống gây ung thư khi nướng.
- Thay vì nướng bằng than, hãy chuyển sang nướng điện để hạn chế sự hình thành khói, lửa ngấm vào thực phẩm.
Tình trạng bệnh của cô gái này rất nguy hiểm nhưng có không ít người trẻ chủ quan hoặc không biết.
Nguồn: [Link nguồn]