Mỗi năm, Việt Nam có hơn 10.000 trẻ mắc bệnh này khi ra đời
GS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 1,5 triệu trẻ ra đời, trong đó có khoảng 10.000-12.000 trẻ mắc bệnh lí tim bẩm sinh.
GS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 1,5 triệu trẻ ra đời, trong đó có khoảng 10.000-12.000 trẻ mắc bệnh lí tim bẩm sinh.
Tại Hội nghị thường niên y học bào thai lần thứ I với chủ đề “Bất thường tim bẩm sinh - Từ chẩn đoán trước sinh đến can thiệp sau sinh” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức trong 2 ngày 21 và 22/8, GS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 1,5 triệu trẻ ra đời, trong đó có khoảng 10.000-12.000 trẻ mắc bệnh lí tim bẩm sinh. Dị tật tim bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong giai đoạn sơ sinh, chiếm gần 7% nguyên nhân gây tử vong từ 20 tuần tuổi thai đến 1 năm sau sinh.
GS.TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ tại hội nghị. (Ảnh: KTĐT)
Tim bẩm sinh là bệnh lí nguy hiểm thường gặp nhất trong tháng đầu sau sinh, đặc biệt một số bệnh lí về tim nếu không được hồi sức cấp cứu ngay sau sinh thì sẽ không còn khả năng cứu sống trẻ. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phát hiện trong thai kì. Nếu can thiệp sớm sẽ điều trị được một số bệnh lí tim bẩm sinh và giúp nhiều em bé có sức khỏe tốt hơn khi chào đời.
Tim bẩm sinh là một trong các dị tật bẩm sinh có tỉ lệ xuất hiện cao nhất, khoảng 1% số trẻ sinh ra hàng năm. Thai nhi được chẩn đoán có bất thường tim bẩm sinh cần có kế hoạch quản lí thai kì phát hiện tất cả các bất thường kèm theo và chiến lược hồi sức sơ sinh cũng như theo dõi và điều trị sau sinh. Nếu bệnh lí tim bẩm sinh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khả năng khỏi bệnh tương đối cao.
Ngược lại, nếu không được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này như suy tim, loạn nhịp tim, nhiễm trùng tim, tăng áp động mạch phổi, thậm chí dẫn đến tử vong.
“Thời điểm tốt nhất để siêu âm sàng lọc tim bẩm sinh là khi thai từ 18-24 tuần. Khoảng thời gian này có thể khảo sát toàn bộ cấu trúc giải phẫu của tim. Khoảng thời gian sau vẫn có thể làm siêu âm nhưng thai càng lớn thì bác sĩ gặp nhiều khó khăn hơn trong khi siêu âm. Một số bất thường có thể phát hiện muộn sau giai đoạn này, gồm: Rối loạn nhịp, viêm cơ tim/bệnh cơ tim, suy tim, hở hoặc hẹp van tim, các khối u tim…”, GS.TS Nguyễn Duy Ánh khuyến cáo.
Khoảng thời gian sau vẫn có thể làm siêu âm nhưng thai càng lớn, bác sĩ gặp nhiều khó khăn hơn trong khi siêu âm. Một số bất thường có thể phát hiện muộn sau giai đoạn này, gồm: Rối loạn nhịp, viêm cơ tim/bệnh cơ tim, suy tim, hở hoặc hẹp van tim, các khối u tim.
Hội nghị thường niên y học bào thai lần thứ I với chủ đề “Bất thường tim bẩm sinh: Từ chẩn đoán trước sinh đến can thiệp sau sinh”, một bệnh lý có tỷ lệ xuất hiện cao. Đây là thách thức không chỉ trong sàng lọc, chẩn đoán, can thiệp trước sinh mà còn trong các chiến lược phối hợp quản lý, hồi sức sau sinh diễn ra với mong muốn thúc đẩy lĩnh vực y học bào thai, có sự tham gia của những giáo sư đầu ngành về y học bào thai trên thế giới và Việt Nam.
Đây cũng là cơ hội dành cho các bác sĩ tham dự với sự trao đổi trực tiếp và hướng dẫn cầm tay chỉ việc từ giáo sư đầu ngành y học bào thai thế giới.
Cứ 2 giây trôi qua lại có một người chết vì bệnh tim mạch, đây được coi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới.
Nguồn: [Link nguồn]