Miền Bắc giao mùa, nhiều trẻ mắc virus hợp bào gây suy hô hấp
Nhiều trẻ ngỡ chỉ cảm cúm thông thường vì có các biểu hiện ho húng hắng, sổ mũi và sốt cao nhưng chỉ sau 4 ngày, bệnh nặng hơn.
Thời tiết giao mùa, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhận nhiều bệnh nhi viêm tiểu phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi.
PGS. Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tại Trung tâm hiện có khoảng 50 bệnh nhi nhiễm virus hợp bào hô hấp. Những bé nhiễm virus hợp bào hô hấp được nằm cách ly riêng một khu.
Trẻ nhập viện vì mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.
Có rất nhiều căn nguyên gây viêm đường hô hấp, do vi khuẩn hoặc virus. Thời tiết giao mùa làm cho virus sinh sôi nảy nở trong môi trường mạnh hơn. Đặc biệt, virus hợp bào hô hấp gây bệnh lý hô hấp cho trẻ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi.
Virus hợp bào hô hấp rất dễ gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nhiều bệnh nhi nhiễm virus này kèm bệnh nền phải thở oxy.
Virus hợp bào hô hấp lây lan qua không khí, qua tiếp xúc với vật bị nhiễm virus. Triệu chứng gồm sổ mũi, thở khò khè, thở nhanh, khó thở, ho và sốt. Nếu nhiễm virus hợp bào hô hấp bệnh thường nặng hơn, dễ bị suy hô hấp, hay kéo dài và hay tái phát.
Nhiều trẻ ngỡ chỉ cảm cúm thông thường vì có các biểu hiện ho húng hắng, sổ mũi và sốt cao nhưng chỉ sau bốn ngày, bệnh nặng hơn. Khi đưa vào viện, bệnh nhi ho nhiều, khó thở, rút lõm lồng ngực…
Theo chuyên gia, khi trẻ nhiễm virus hợp bào, triệu chứng khởi điểm là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Một số trẻ bị nhẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, thậm chí tự khỏi bệnh sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân, tim bẩm sinh… Do sức đề kháng kém, cấu trúc đường thở chưa hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công.
Khi trẻ mắc bệnh, cần cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin…
Cha mẹ sẽ không thể nhận định được trẻ chỉ bị nhiễm virus thông thường hay đã bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới để quyết định sử dụng thuốc một cách hợp lý.
Virus này có khả năng lây lan mạnh, nếu các gia đình chủ quan không cho con đi khám, không biết con nhiễm bệnh sẽ dễ khiến cho virus này phát tán rộng trong cộng đồng.
Để phòng bệnh, tránh đưa trẻ tới nơi công cộng, tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi… Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn rất quan trọng bởi virus có thể sống vài giờ trên mặt bàn, ghế, đồ chơi, bàn tay…; Rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ và đặc biệt tránh thói quen hôn trẻ – có thể làm lây lan virus; Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Khi trẻ có dấu hiệu như khó thở, sốt cao khó giảm, ho nhiều hơn cần đi khám để điều trị, không tự ý dùng thuốc.
Bác sĩ Nguyễn Đăng Khoa (Bệnh viện Nhi Đồng 2) cho biết: Thời điểm giao mùa với độ ẩm cao là điều kiện rất thuận...
Nguồn: [Link nguồn]