Mía – thuốc quý phòng trị nhiều bệnh

Sự kiện: Sống khỏe

Mía được mệnh danh “Thanh thuốc phục mạch”. Mía vị ngọt tính hàn (có sách ghi lương và bình).

Mía – thuốc quý phòng trị nhiều bệnh - 1

Mía còn có tên là cam giá và nhiều tên khác. Mía được mệnh danh “Thanh thuốc phục mạch”. Mía vị ngọt tính hàn (có sách ghi lương và bình). Theo Đông y “Mía chủ bổ khí kiêm hạ khí, bổ dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt”.

Để điều hòa tỳ vị thì đem lùi nướng (để cả vỏ nướng xong mới bóc vỏ). Dùng uống trong chữa ho, hen, nôn mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định, trúng phong cấm khẩu, bí đái. Do tính hàn lương nên cấm chỉ định trường hợp tỳ vị hư hàn. Trường hợp  cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.

Theo “Diệu sắc vương nhân duyên kinh”. Thích ca mâu ni từng thuyết pháp ở thành cổ Paraise ngút ngàn là mía. Mía được  ghi chép trong kinh Phật. Phật giáo dùng mía chữa nhiều bệnh thuộc nhiệt dưới dạng thuốc uống và thuốc.

Có những giai thoại sau: Dưới triều Càn Long có y sư Hà Văn Dĩnh đã hướng dẫn một bệnh nhân họ Chu chỉ dùng nước cốt mía uống mấy ngày chữa khỏi mất tiếng là bệnh mà trước đó nhiều danh y trong vùng đã từ chối… Đời Đường có nhà thơ Vương Duy đã viết 1 bài thơ đại ý: “Ăn no chớ lo nội nhiệt vì đã có nước mía hàn…” (Mía có tác dụng thanh nhiệt, tiêu cơm, giải độc). Thời Tam Quốc có Ngụy Văn Đế Tào Phi mỗi khi bàn bạc việc đại sự quốc gia thường ăn mía. Ở Trung Quốc có nơi giữ tập quán biếu nhau mía ngày Tết để tượng trưng sự tăng tiến năm mới hơn năm cũ. Còn ở Việt Nam có nơi ngày Tết dựng cạnh bàn thờ những cây mía cao, bậm, đỏ, bóng nguyên cả cây còn lá xanh như trang trí đào, quất nhưng nhiều ý nghĩa tâm linh hơn.

Mía – thuốc quý phòng trị nhiều bệnh - 2

Mía ép cho mật, mật cho đường đỏ tẩy cho đường trắng để làm kẹo, bánh, chế thuốc si rô, thuốc hoàn, cho chất kết dính trong xây dựng. Gần đây Cuba cho biết sẽ xây nhà máy điện sử dụng bã mía. Công dụng chữa nhiều bệnh có hiệu quả thì ta chưa quan tâm đúng mức. Sau đây giới thiệu một số công dụng chữa bệnh của mía để chúng ta tận dụng hết tiềm năng của mía với giá trị bằng cả một thang thuốc phục mạch mà không chỉ đơn giản là cốc nước mía để giải nóng mùa hè thông thường.

1. Mùa nóng trẻ đi tiểu nhiều, đái nhiều lần ít một (đái dắt) là có thấp nhiệt. Cho uống nước mía. Mùa hè nên uống nước mía giải nhiệt.

2.  Thanh nhiệt, nhuận hầu họng (khô khát). Mùa hè uống nước mía tươi (không đá). Mùa đông nấu nước mía uống nóng hoặc cho lát gừng.

3. Dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát ho khan ít đờm, người bứt dứt, họng khô, táo bón. Cháo mía: Nước mía 200 ml, gạo 60g (Nấu cháo xong cho nước mía vào nấu lại cho sôi, ăn nóng).

4. Dưỡng âm, nhuận phế: Dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu sau cho nước mía 100g và nước củ cải 100g. Uống trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng.

5. Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn: Nhai mía nuốt nước, hoặc hòa nước cơm mà uống.

Thứ cây mọc hoang dại nhưng lại là thần dược tự nhiên

Thạc sĩ Hoàng Thị Bích Liên – Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh Hà Nội cho biết cây cà gai leo có tác dụng không chỉ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS. Phó Thuần Hương (Sức khỏe & Đời sống)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN