Mệt mỏi, nôn ngay khi ăn, người đàn ông suýt tử vong
2 ngày trước khi vào viện người bệnh mệt mỏi, không đi lại được, đau bụng nhiều, ăn uống kém, nôn ngay khi ăn.
Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực Nội, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiếp nhận, hồi sức cứu sống người bệnh viêm tụy thể hoại tử nhiễm khuẩn.
Người bệnh là ông Đ. 64 tuổi trú tại Yên Thanh – Uông Bí.
2 ngày trước khi vào viện ông Đ. mệt mỏi, không đi lại được, đau bụng nhiều, ăn uống kém, nôn ngay khi ăn.
Người bệnh nghĩ là đau dạ dày và tự uống thuốc tại nhà. Tuy nhiên tình trạng đau bụng không đỡ, không ăn uống được gì.
Người bệnh hiện đang được điều trị tại khoa nội tiêu hóa của bệnh viện.
Ngày 7/9, ông Đ. được gia đình đưa đến trong tình trạng khó thở, mạch nhanh, da xuất hiện vân tím rải rác toàn thân và được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết suy đa tạng do viêm tụy cấp nhiễm khuẩn. Người bệnh nhập viện và được điều trị hồi sức tích cực nhưng vẫn tiếp tục diễn biến nặng và suy hô hấp.
Kết quả chụp CT.Scanner ổ bụng cho thấy tụy của người bệnh viêm rất nặng và có ổ hoại tử (thể rất nặng trong viêm tụy cấp).
Ông Đ. được chẩn đoán viêm tụy cấp thể hoại tử, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng. Các bác sĩ đã hội chẩn và thống nhất phương án điều trị lọc máu, thở máy, kháng sinh tối ưu, đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm kiểm soát thể tích tuần hoàn, đặt dẫn lưu hút dịch ổ bụng liên tục, cân bằng toan kiểm, điện giải…
Sau 8 ngày điều trị tích cực tại Khoa hồi sức Tích cực Nội, ông Đ. được lọc máu liên tục 3 ngày. Hiện người bệnh tỉnh táo, thể trạng ổn định, các chỉ số xét nghiệm dần ổn định và được chuyển về khoa Nội tiêu hóa điều trị nội khoa.
Theo Bác sĩ Vũ Công Quân, viêm tụy cấp chủ yếu được điều trị nội khoa. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, tụy tổn thương nặng, người bệnh sẽ được phẫu thuật để làm sạch ổ bụng.
Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong lên đến 50% và người bệnh sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hậu phẫu. Tuy nhiên, bằng sự phát triển của khoa học kĩ thuật mà hiện nay người bệnh sẽ được tiến hành lọc máu kết hợp điều trị tích cực. Đây là phương án tối ưu để điểu trị cho người bệnh nặng bị nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm khuẩn, viêm tụy cấp, suy đa tạng. Kỹ thuật này làm giảm nguy cơ tử vong và giúp người bệnh hồi phục các chức năng lâm sàng trong thời gian sớm nhất.
Có trường hợp không có triệu chứng, chỉ khi khám sức khỏe mới phát hiện tổn thương.
Nguồn: [Link nguồn]