Mẹo nhỏ phòng chống cảm lạnh

1. Hơi tinh dầu bạc hà và bạch đàn: Đây là cách đã cũ nhưng vẫn luôn hiệu nghiệm. Tinh dầu bạc hà và bạch đàn có tác dụng như một loại thuốc long đờm, chống sung huyết và thậm chí có thể giúp tiêu diệt nhiễm trùng. Nấu một ít nước đến gần sôi rồi nhỏ vài giọt tinh dầu mỗi loại vào, phủ một chiếc khăn lên đầu để xông có thể giúp bạn chống cảm lạnh. Nếu không thể nấu nước lúc ấy, có thể nhỏ vài giọt tinh dầu lên một chiếc khăn và đặt trên sàn nhà tắm, bật nước nóng. Nước nóng có thể làm tinh dầu bốc hơi và lan tỏa. 2. Nấu ăn với các gia vị và thảo mộc chống viêm, chống vi khuẩn: Ví dụ như tỏi và bột nghệ. Tỏi có đặc tính chống vi khuẩn, trong khi bột nghệ, một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực Ấn Độ, được Tiến sĩ Merrell gọi là "loại chống viêm mạnh mẽ nhất." Ông khuyên nên dùng những loại gia vị này trong các món ăn càng nhiều càng tốt. 3. Luôn giữ bên mình tinh dầu trà:  Dầu trà còn có tên là Melaleuca alternifolia, trong một nghiên cứu vào năm 2009, tinh dầu này có tác dụng chống vius gây bệnh cúm. Bạn nên giữ một chai nhỏ tinh dầu trà nguyên chất bên mình và thi thoảng hít một hơi khi ở trong đám đông – nơi vi khuẩn, virus dễ lây lan nhất. 4. Mật ong Manuka: Thêm chút mật ông Manuka vào trà, nước ép, thậm chí món ăn, có thể giúp bạn tránh lây nhiễm bệnh. Trong nghiên cứu gần đây, nhà vi sinh vật Elizabeth Harry của Đại học Công nghệ Sydney Úc, phát hiện ra rằng "so với mật ong khác, mật ong Manuka là hiệu quả nhất trong việc ức chế sự tăng trưởng của tất cả các vi khuẩn." 5. Tăng độ ẩm trong nhà: Theo các nghiên cứu, độ ẩm thấp có thể là một nguyên do khiến cảm cúm tăng lên trong mùa đông. Virus cúm tồn tại lâu hơn trong khí hậu khô, làm tăng cơ hội lây nhiễm cho con người. Khi trời nóng, không khí có nhiều hơi nước hơn, khiến virus khó sống lâu hơn. 6. Cẩn thận với ống xông mũi và thuốc kháng sinh: Đây là lỗi thường gặp của người bị bệnh. Nếu bạn đã bị cảm cúm, dùng ấm xông mũi sẽ làm tổn thương bạn thay vì giúp bạn khỏi bệnh, chỉ nên dùng ống xông khi bị cảm lạnh. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng chống vi khuẩn chứ không phải virus. 7. Đi bộ hàng ngày: Nghiên cứu cho thấy tập thể dục mức độ vừa phải có thể làm giảm nguy cơ cảm cúm tới 1/3. Trong một nghiên cứu được công bố trong Y học & Khoa học trong Thể thao & Thể dục vào năm 2002, các nhà nghiên cứu từ Đại học South Carolina và Đại học Massachusetts kiểm tra tỷ lệ nhiễm trùng ở đường hô hấp trong số 641 người lớn khỏe mạnh không tập thể dục và tập thể dục vừa phải ở lứa tuổi 20-70 trong một năm. Họ phát hiện ra rằng các cá nhân đang tập thể dục vừa phải báo cáo nhiễm ít hơn. 8. Bổ sung vutamin D: Cơ thể chúng ta có thể tự sản sinh vitamin D, nhưng có hàng triệu người trên thế giới thiếu loại vitamin này. Theo Tiến sĩ Merrell, vitamin D là loại vitamin mạnh mẽ nhất đối với hệ thống miễn dịch. Trong một nghiên cứu của Nhật Bản năm 2010, 340 trẻ em được theo dõi trong mùa cúm. Một nửa trong số người tham gia được cho 1.200 IU vitamin D và một nửa khác dùng thuốc. Những người tham gia được bổ sung vitamin D giảm 40 phần trăm nguy cơ mắc cúm. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng vitamin D có thể giúp bạn chống lại bệnh nhiễm trùng nói chung, không chỉ là bệnh cúm. 9. Dùng khăn giấy: Bạn nên rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào mặt, cũng nên che miệng mỗi khi hắt hơi để tránh lây nhiễm cho người khác. Tốt nhất, bạn nên dùng khăn giấy ngay cả khi không bị cảm. Nó giúp tay bạn tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt, giảm lượng vi khuẩn trên tay.

Theo Lan Thảo (Pháp luật TP.HCM/Livestrong)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN