Mẹ nên làm gì khi con bị táo bón kéo dài?

Tình trạng táo bón kéo dài sẽ gây đau đớn cho bé và căng thẳng cho mẹ. Táo bón càng dễ “ghé thăm” khi bé tập ăn dặm, tập ngồi bô một mình ở độ tuổi biết đi và bắt đầu đến trường mẫu giáo hoặc tiểu học. Mẹ nên làm gì khi bé bị táo bón đây?

Hiểu rõ dấu hiệu táo bón

Thấy bé 4 đến 5 ngày mới đi tiêu một lần, hoặc đi tiêu mỗi ngày một lần thay vì 2 đến 3 lần như trước, các mẹ liền kết luận rằng con đã bị táo bón. Nhưng theo PGS. TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Đồng 1, Phó Trưởng Bộ môn Nhi - Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết rằng nếu 4-5 ngày mới đi tiêu mà phân vẫn mềm, tơi xốp thì chưa thể kết luận là con bị táo bón. Bé càng lớn thì số đi tiêu trong ngày càng ít đi là hiện tượng sinh lý bình thường.

Táo bón là khi bé đi tiêu thưa thớt (dưới 3 lần mỗi tuần), mẹ thấy phân của bé cứng, bé gặp khó khăn và đau khi đi tiêu. Bé phải cố gắng và ngồi lâu, đôi khi thấy chảy máu ở hậu môn. Ngoài những biểu hiện kể trên, táo bón còn có nhiều biểu hiện phức tạp khác như chướng bụng, đau bụng, biếng ăn hoặc chậm lên cân. Một số bé thường hay phản ứng bằng cách nín nhịn, gồng cứng người, bắt chéo hai chân, đỏ mặt và bấu chặt vào mẹ.

Kiên nhẫn khi điều trị táo bón cho con

Để điều trị táo bón, trước tiên mẹ phải hết sức kiên nhẫn vì táo bón không hết nhanh như các bệnh cảm sốt thông thường vì các bé thường ít chịu hợp tác. Các mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:

- Tập cho bé đi tiêu vào một hay vài thời điểm nhất định trong ngày. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé có phản xạ đi tiêu. Nếu sau khi bé ngồi 15 phút vẫn không thành công, mẹ hãy tạm dừng trong ngày hôm đó và cho bé tiếp tục lặp lại vào ngày tiếp theo. Đừng quên những lời khen ngợi, các món quà khích lệ khi bé chịu vào nhà vệ sinh ngồi hoặc tự đi tiêu được.

- Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên mát-xa bụng cho bé mỗi ngày. Chọn lúc bé chưa bú, bụng còn trống, lý tưởng nhất là sau khi tắm. Đặt bé nằm ngửa, xoa dầu mát-xa vào tay và mát-xa bụng của bé, quanh rốn và theo chiều kim đồng hồ. Động tác này có thể giúp bé đi cầu thường xuyên hơn.

- Chất xơ và nước uống là hai trợ thủ đắc lực của mẹ. Mẹ hãy thêm vào các thức ăn chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau tươi và các loại bột ngũ cốc nguyên cám vào bữa ăn hàng ngày. Mẹ cũng đừng quên cho bé uống đủ nước bên cạnh uống sữa và nước trái cây.

- Cả nhà cần thường xuyên đưa bé ra ngoài chơi và tham gia các hoạt động thể lực để tăng cường nhu động ruột, tránh táo bón.

Mẹ nên làm gì khi con bị táo bón kéo dài? - 1

Kết hợp dùng thuốc theo hướng dẫn

Nếu duy trì những thói quen trên mà bé vẫn bị táo bón, thuốc chính là biện pháp tiếp theo mà ba mẹ nên nghĩ đến. Khi dùng thuốc, cha mẹ cũng cần tuân thủ những quy tắc sau: điều trị táo bón cho bé cần nhiều thời gian; nếu bé có ứ phân cứng phải lấy ra trước rồi chuyển sang điều trị duy trì.

Đối với trường hợp táo bón mạn tính, thời gian điều trị duy trì bằng đường uống cho trẻ trên 1 tuổi ít nhất 6 tháng để đạt hiệu quả và tránh tái phát. Mẹ không nên ngưng uống thuốc đột ngột dù trẻ đã đi tiêu bình thường hơn 3 lần/tuần và phân mềm.

Trong giai đoạn 6 tháng điều trị duy trì, không khuyến cáo các biện pháp thụt tháo, bơm hậu môn có làm tổn thương và nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng niêm mạc hậu môn của bé. Về lâu dài, bé có thể mất phản xạ đi tiêu tự nhiên, tức là phải kích thích mới đi tiêu.

Theo khuyến cáo của Hội Nhi khoa Việt Nam, sản phẩm chứa hoạt chất Lactulose với tác động nhuận tràng êm dịu, không gây tẩy xổ mạnh, giúp phân mềm, dễ đi tiêu và giúp tăng cường các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bé. Lactulose đã được chứng minh hiệu quả và an toàn phù hợp tiêu chí điều trị dài ngày trong táo bón ở trẻ em, kể cả trẻ nhỏ.

Tham khảo ý kiến chuyên môn: PGS. TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Đồng 1, Phó Trưởng Bộ môn Nhi - Đại học Y Dược TP.HCM. Để đặt câu hỏi cho PGS. TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn từ hôm nay đến hết ngày 08/09/2017, hãy nhấp vào đường link này

Để tham khảo thêm thông tin liên quan đến táo bón ở trẻ, hãy truy cập www.taobontreem.com

Mẹ nên làm gì khi con bị táo bón kéo dài? - 2

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN