Mẹ kiêng thực phẩm này khiến con thiếu dinh dưỡng và ảnh hưởng phát triển trí não
Chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh kiêng khem quá mức và chế độ ăn dặm chưa đúng cách có thể khiến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng ngay trong giai đoạn sơ sinh, ảnh hưởng tới phát triển trí não.
Sai lầm khi nuôi con khiến trẻ thiếu hụt dưỡng chất cần thiết
Rất kỹ càng và cẩn thận trong chế độ dinh dưỡng khi đang nuôi con bú, chị Vũ Minh Tuyến (Hà Nội) sinh con đầu lòng được 3 tháng nhưng suốt 3 tháng liền, trong bữa ăn hằng ngày của chị tuyệt nhiên không có món cá bởi chị nghe nói phụ nữ sau sinh nếu ăn cá tanh, con bú sữa mẹ sẽ bị đi ngoài. Các loại thực phẩm khác như hạt điều, hạt chia, hạnh nhân bình thường, chị rất thích ăn nhưng sau sinh, chị cũng kiêng khem bởi sợ con bú sữa sẽ bị đầy bụng và răng của mẹ sau này sẽ ê buốt...
Còn chị Tường Việt Ánh (Thái Bình) cho con ăn dặm từ 6 tháng nhưng mỗi ngày chỉ ăn một bữa, mỗi bữa chỉ ăn một món duy nhất để em bé làm quen dần với thức ăn và để nghe ngóng con có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không? Dù biết cá rất tốt nhưng mãi tới khi con 1 tuổi, chị mới cho con ăn cá và các loại hạt bởi sợ con ăn chất tanh sớm sẽ đi ngoài, hoặc ăn hạt sớm bị đầy bụng, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa sau này.
Đưa con đi khám dinh dưỡng, cả chị Tuyến và chị Ánh đều rất bất ngờ khi bác sĩ nói đã kiêng khem quá mức và điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ dinh dưỡng của con, đặc biệt là sự phát triển trí não.
Thức ăn bổ sung gồm 4 nhóm. Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, vừng... Nhóm tinh bột: gạo, mì, khoai, ngô... Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng... Nhóm giàu vitamin và chất khoáng: rau, quả, đặc biệt các loại rau màu xanh thẫm và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng. Một ngày phải cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trên.
BS. Cẩm Nga
Chế độ dinh dưỡng kiêng khem quá mức của mẹ sau sinh khiến trẻ không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ ảnh hưởng phát triển trí não
Theo ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân - nguyên Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân dân 115, cá và các thực phẩm có chất tanh chứa một lượng lớn Omega. Omega có vài trò có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của não bộ bởi nó chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám và tạo ra độ nhạy của các nơ-ron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác, tăng sự tập trung chú ý, giúp trẻ phản xạ nhanh, ghi nhớ tốt, tăng khả năng học hỏi, nhận thức. Omega còn có các chức năng trên phạm vi rộng trong hệ thống tim mạch, phổi, hệ miễn dịch và nội tiết của cơ thể.
Thiếu Omega, hiệu quả của các dẫn truyền thần kinh từ cơ quan đích đến não, giảm tính lưu động của màng tế bào. Thậm chí, khiến trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ và EQ thấp, tăng nguy cơ tiềm ẩn bị rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi hoặc trầm cảm... Đồng thời, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ xương, giảm hiệu quả của quá trình đông máu, dung nạp glucose và khả năng chống viêm của cơ thể.
ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân - nguyên Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân dân 115
ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân cũng lý giải, omega có 2 nguồn: nguồn lấy thực vật (có trong dầu các loại hạt: điều, hạt óc chó, hạnh nhân…) và nguồn lấy từ động vật (chủ yếu là cá biển). Omega là chất mà cơ thể không tự tổng hợp được, chỉ có thể bổ sung từ bên ngoài qua thực phẩm hoặc các dưỡng chất bổ sung. Việc các bà mẹ kiêng ăn cá, kiêng ăn các loại hạt suốt 3 tháng đầu hoặc 6 tháng đầu sau sinh là một sai lầm. Chính điều này đã vô tình khiến trẻ không được tiếp nhận đủ omega qua lượng sữa bú.
Việc bổ sung omega cho trẻ ngay từ khi 1 ngày tuổi là rất cần thiết. Các bà mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống, không nên kiêng khem quá mức dẫn tới nguồn sữa thiếu hụt omega đồng thời, nên bổ sung omega cho trẻ hàng ngày - ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân nhấn mạnh.
Chú ý ở giai đoạn ăn dặm, trẻ có khả năng rất cao bị thiết hụt cả lượng omega thực vật và omega động vật bởi ở giai đoạn này, các mẹ thường cho con ăn rất ít loại thực phẩm trong một bữa vì phải thăm dò, để loại trừ khả năng bị dị ứng thực phẩm. Các loại hạt cũng được cho bé ăn rất ít vì hạt cứng, thô, chưa thích hợp với giai đoạn tập ăn và có nguy cơ gây đầy bụng cho bé. Mặt khác, nhiều mẹ phải tới 8, 9 tháng, thậm chí con đầy tuổi mới cho ăn cá vì sợ khả năng gây dị ứng từ cá cao hơn các loại đạm khác.
Trẻ có khả năng rất cao bị thiết hụt dinh dưỡng giúp phát triển trí não khi ăn dặm
Cách để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, phát triển trí não cho trẻ
Theo ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân, trong khoảng 2 năm đầu đời là khoảng thời gian vàng trẻ cần tiếp nhận omega để hoàn thiện và phát triển não bộ tuy nhiên, chế độ ăn của trẻ lại không thể cung cấp đầy đủ lượng omega. Việc bổ sung omega cho trẻ là rất cần thiết. Các bà mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống ngay từ sau khi sinh, không nên kiêng khem quá mức dẫn tới nguồn sữa thiếu hụt omega cho trẻ sơ sinh.
Khi lựa chọn nguồn bổ sung omega cho trẻ, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, omega thực vật và omega động vật có giá trị hấp thụ như nhau khi vào cơ thể. ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân cũng lưu ý, omega tuy là dưỡng chất tốt nhưng không thể bổ sung tùy tiện, nếu tỷ lệ omega 6 và omega 3 quá chênh lệch sẽ khiến cho một số enzym quan trọng trong tiêu hóa bị thay thế, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch… Tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ bổ sung omega theo hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.
Omega rất cần thiết đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Trong khi đó, cơ thể không tự tổng hợp được dưỡng chất này nên các mẹ cần hiểu đúng về vai trò của dưỡng chất này và cách bổ sung đúng cho trẻ đặc biệt là giai đoạn bào thai và sơ sinh.
Các loại thực phẩm giàu omega tốt cho phát triển trí não của trẻ.
Nếu không biết lựa chọn loại trái cây nào cho mùa lạnh giá thì đây chắc chắn là những gợi ý không tồi dành cho bạn...
Nguồn: [Link nguồn]