Mẹ bầu tẩm bổ sơn hào hải vị nhưng thai vẫn nhẹ cân, bác sĩ lý giải do "thói quen cấm" buổi đêm
Mẹ bầu rất thắc mắc khi mình luôn chú ý chế độ dinh dưỡng, tẩm bổ đều đặn nhưng khi đi khám thai nhi lại nhẹ cân.
Trong thời gian mang thai, sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu sẽ luôn liên quan mật thiết đến sự phát triển của thai nhi. Có những thói quen tưởng như vô hại nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Trường hợp của bà mẹ dưới đây là một ví dụ.
Tiểu Kỳ (25 tuổi, sống tại Hàng Châu, Trung Quốc) mang thai con đầu lòng sau khi kết hôn không lâu. Vì là "con đầu cháu sớm" trong nhà nên mẹ bầu được hai bên gia đình chăm sóc hết mực, thường xuyên tẩm bổ bằng những món giàu dinh dưỡng như tổ yến, hải sản, gà hầm, trứng ngỗng,.. Bản thân Tiểu Kỳ cũng rất cẩn thận, đã tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tốt nhất cho sự phát triển của em bé trong bụng. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên thai giáo bằng nhạc giao hưởng, đọc sách, tập yoga,...
Tiểu Kỳ không ngờ thói quen ngáy ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. (Ảnh minh họa)
Với sự chăm sóc kĩ lưỡng như vậy, trong những tháng đầu thai kỳ, em bé trong bụng Tiểu Kỳ phát triển rất tốt. Vậy nhưng đến tuần 28, bác sĩ lại cho biết thai nhi không gặp vấn đề gì nhưng lại nhẹ cân so với tiêu chuẩn. Mẹ bầu tiếp tục về tẩm bổ thêm 1 tháng nhưng kết quả khám vẫn không thay đổi khiến vợ chồng cô vừa lo lắng, vừa thắc mắc không hiểu tại sao.
Lúc này bác sĩ mới hỏi Tiểu Kỳ: "Vậy mẹ bầu có thấy vấn đề gì lạ về sức khỏe hay tâm lý không? Hay thói quen hàng ngày có gì thay đổi không?". Tiểu Kỳ còn chưa nghĩ ra vấn đề gì thì ông xã bên cạnh đã trả lời bác sĩ: "Có cái lạ là từ khi mang bầu cô ấy ngủ ngáy rất lớn, đêm nào cũng vậy. Không biết có ảnh hưởng gì không?".
Đến lúc này thì bác sĩ đã biết được nguyên nhân khiến con của Tiểu Kỳ nhẹ cân hơn so với tuần tuổi. “Đứa trẻ nhẹ cân có thể là do chị ngáy ngủ. Vì ngáy ngủ sẽ làm tăng huyết áp, bé sẽ không được cung cấp đủ máu lên não và từ đó dẫn đến nhẹ cân”, bác sĩ nói.
Sau đó, với sự hỗ trợ của bác sĩ, tình trạng ngáy ngủ của Tiểu Kỳ đã được cải thiện và cô hạ sinh một bé trai khỏe mạnh.
Tiểu Kỳ đã sinh con khỏe mạnh, đủ cân nặng tiêu chuẩn sau khi nhận được lời khuyên từ bác sĩ. (Ảnh minh họa)
Bà bầu ngáy ngủ liên quan thế nào đến thai nhi?
Theo tổ chức National Sleep Foundation, phụ nữ ngáy ngủ trong thời gian mang thai là do tắc nghẹt mũi, tăng chu vi bụng và tử cung phát triển dưới cơ hoành.
Khi mang thai các mạch máu mở rộng, màng mũi có thể sưng lên gây cản trở đường thở và dẫn đến bị ngáy ngủ. Nếu tình trạng ngáy ngủ trở nên nghiêm trọng, hay mắc chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Năm 2013, các nhà khoa học đến từ ĐH Michigan đã nghiên cứu trên 1.673 phụ nữ mang thai trong gian đoạn tam cá nguyệt thứ ba để kiểm tra những ảnh hưởng của chứng ngáy ngủ đến việc sinh con. Các bà bầu được hỏi về thói quen ngáy ngủ. Thói quen ngáy ngủ được định nghĩa là ngủ ngáy ít nhất từ 3 đến 4 đêm trong một tuần.
Kết quả là 35% phụ nữ cho biết họ thường xuyên ngáy ngủ. Trong đó, 26% phụ nữ ngáy ngủ khi mang thai, 9% phụ nữ bị mắc chứng ngáy ngủ mãn tính. Nghiên cứu cho thấy thói quen ngáy ngủ có liên quan rất lớn đến nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh mổ.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phụ sản Mỹ, các nhà khoa học cho biết thường xuyên ngáy ngủ giữ vai trò chính trong những vấn đề về cao huyết áp, nguy cơ tiền sản giật. Tiền sản giật làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non và trẻ sơ sinh phải được chăm sóc bằng những phương pháp đặc biệt.
Nguồn: [Link nguồn]
Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc người đang bị kinh nguyệt có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không? Câu trả lời sẽ có thông qua...