Mật độ xương của người phụ nữ 64 tuổi như người 30, 5 thói quen sống đáng học hỏi

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bà Vương (64 tuổi, Trung Quốc) gần đây đi kiểm tra sức khỏe, được bác sĩ khen ngợi mật độ xương rất tốt, như chỉ mới ở tuổi 30.

Cơ thể con người khi già đi dễ bị mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có loãng xương. Dưới đây là 5 thói quen tốt mà bà Vương đã chia sẻ để giữ gìn sức khỏe của xương.

1. Hạn chế đồ uống có ga, cà phê và trà đặc

Uống nhiều nước có ga, cà phê, trà đặc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, đồng thời làm hao hụt canxi trong xương, giảm mật độ xương, vì vậy mọi người nên hạn chế những loại đồ uống này.

Axit photphoric trong đồ uống có ga sẽ không chỉ phá vỡ nồng độ ion canxi và ion kali của cơ thể con người mà còn làm cho mật độ xương giảm.

Mật độ xương của người phụ nữ 64 tuổi như người 30, 5 thói quen sống đáng học hỏi - 1

2. Không hút thuốc

Bà Vương cho biết, khi còn trẻ, bà có thói quen hút thuốc và mắc bệnh phổi nặng. Dưới sự tư vấn của bác sĩ, bà Vương đã quyết định bỏ thuốc lá, điều này giúp cơ thể trở lại trạng thái bình thường, và các chức năng của cơ thể được cải thiện.

Hút thuốc trong thời gian dài không chỉ khiến cơ thể đối mặt với tình trạng suy giảm mật độ xương mà còn gây suy thoái đường tiêu hóa, rối loạn quá trình tiết hormone ở phụ nữ.

Bên cạnh đó, hút thuốc khiến cơ thể tiết ra quá nhiều cortisol và đẩy nhanh quá trình mất ion canxi, khiến đường ruột mất đi nhiều dinh dưỡng. Những người hút thuốc trong thời gian dài còn phải đối mặt với tình trạng suy giảm chức năng tình dục và giải phóng quá nhiều hormone tuyến thượng thận, dễ mắc bệnh loãng xương.

Mật độ xương của người phụ nữ 64 tuổi như người 30, 5 thói quen sống đáng học hỏi - 2

3. Chế độ ăn hợp lý

Bà Vương không bao giờ đi ăn ngoài, luôn tự nấu ăn và giữ chế độ ăn kiêng. Chế độ ăn nhiều muối, nhiều chất béo, nhiều đường có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Muối, đường và chất béo không chỉ thúc đẩy quá trình mất ion canxi mà còn ức chế quá trình hấp thụ canxi và phốt pho ở đường tiêu hóa, gián tiếp khiến cơ thể mắc bệnh loãng xương.

4. Tập thể dục hằng ngày

Mỗi ngày nên duy trì tập thể dục trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Tập thể dục là cách tốt nhất để cải thiện bệnh loãng xương. Tập thể dục thường xuyên không chỉ có thể tăng mật độ xương mà còn giảm bớt sự mất kali, trì hoãn quá trình loãng xương.

Trên thực tế, có một sự khác biệt lớn giữa người tập thể dục trong thời gian dài và người không tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên sẽ khiến cơ thể con người luôn ở trạng thái hoạt động tích cực, giúp não bộ trẻ lâu, duy trì mật độ xương. Ngược lại, những người không tập thể dục đối mặt với khả năng cao bị loãng xương, đồng thời họ dễ mắc các bệnh về tim mạch và thần kinh.

5. Thường xuyên tắm nắng

Những người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài thì khả năng hấp thụ canxi tốt hơn, các vitamin trong cơ thể cũng được hấp thụ đầy đủ, điều này cũng tránh được tình trạng loãng xương xảy ra.

Y học lâm sàng khuyến nghị mọi người nên phơi nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 12 giờ buổi sáng, buổi chiều từ 16 giờ đến 18 giờ, mỗi ngày phơi nắng 20 đến 30 phút có thể cải thiện mật độ xương và tăng cường hoạt động của các tế bào xương, giúp ngăn ngừa loãng xương.

Nguồn: [Link nguồn]

Loãng xương nếu không được điều trị sớm rất dễ dẫn đến nguy cơ bị đau lưng, còng lưng do cột sống bị sụp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆP NHI (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Bệnh xương, khớp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN