Mang thai có chạy marathon được không?

Sự kiện: Mang thai
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Mạng xã hội gần đây xôn xao trước thông tin và hình ảnh một mẹ bầu 29 tuần tham gia giải chạy marathon 5 km tại Hạ Long. Xung quanh câu chuyện này có rất nhiều những bình luận trái chiều.

Một phụ nữ mang bầu tham gia giải chạy marathon. Ảnh: VM

Một phụ nữ mang bầu tham gia giải chạy marathon. Ảnh: VM

Có người cho rằng phụ nữ mang thai nếu thấy cơ thể khoẻ mạnh vẫn có thể chạy miễn là mình biết lắng nghe cơ thể mình và sức khoẻ của thai nhi.

Bên cạnh đó, cũng không ít ý kiến phản bác rằng phụ nữ mang thai không nên chạy đặc biệt là chạy marathon trong lúc bụng đã khá to.

Một số ý kiến khác thì gay gắt hơn cho rằng việc mang bầu khi bụng đã lớn không thấy truyền cảm hứng đẹp đẽ gì mà đó là sự mạo hiểm với tính mạng của hai mẹ con...

Xung quanh câu chuyện mang thai có nên vận động mạnh, đặc biệt chạy marathon hay không, TS.BS Bùi Chí Thương - Trưởng khối Sản, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (TPHCM) đã có những lời chia sẻ với độc giả của Báo Sức khoẻ & Đời sống dưới góc nhìn của một chuyên gia về sản khoa.

TS.BS Bùi Chí Thương - Trưởng khối Sản, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (TPHCM). Ảnh: NVCC

TS.BS Bùi Chí Thương - Trưởng khối Sản, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (TPHCM). Ảnh: NVCC

Theo đó, TS.BS Bùi Chí Thương cho rằng, trong sản khoa, không cấm phụ nữ mang thai vận động, việc ít vận động hay nằm bất động (với những trường hợp không có chỉ định của bác sĩ) thậm chí là không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên vận động nhẹ nhàng, đi dạo bộ mỗi ngày khoảng 30 phút và 5 ngày 1 tuần (khoảng 150 phút).

Tuy nhiên, nếu vận động ở cường độ cao như chạy, nhảy thì phụ nữ mang thai cần phải cân nhắc để phù hợp với tình trạng sức khoẻ của thai nhi và của bản thân mình. Bởi khi chạy, vận động mạnh sẽ có thể xảy ra một số trường hợp: Thứ nhất, nếu không cẩn thận có thể vấp té dẫn đến nhau bong non (máu tụ, suy tim thai dẫn đến mất tim thai). Thứ hai là chấn thương thai, rối loạn đông máu dẫn đến băng huyết. Thứ ba là thai lớn sẽ khuất tầm nhìn, dễ vấp dẫn đến vỡ ối, khó cấp cứu thai nhi.

Hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào nói về việc chạy bộ sẽ dẫn đến sinh non. Tuy nhiên, việc vận động cường độ cao đối với mẹ bầu sẽ không tốt và các bác sĩ sản khoa không khuyến khích.

Cũng theo TS.BS Bùi Chí Thương, thực tế cho thấy, mức sinh ở Việt Nam hiện nay thấp. Do nhiều yếu tố, ngày nay nhiều cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc có con so với trước đây. Vì vậy, việc mang bầu, có con là một niềm vui lớn, mang lại hạnh phúc to lớn cho các cặp vợ chồng nên cũng cần phải hết sức giữ gìn.

"Vận động là quyền cá nhân của mỗi người, nhưng ở phụ nữ mang thai việc chạy như thế nào, trong khoảng thời gian bao lâu để an toàn thì cần và nên có ý kiến của bác sĩ sản khoa. Đồng thời, trước khi tham gia, cần phải xem người đó có nguy cơ bệnh tim mạch hay không. Nếu bị bệnh tim mạch thì khi vận động tăng lên, lượng máu nuôi người mẹ không có, giống như "hết xăng", khiến lượng máu nuôi em bé không kịp dẫn đến những biến chứng và sự cố không mong tới. Vì vậy, mẹ bầu không nên bắt chước, làm theo bởi rất nguy hiểm", TS Thương nhấn mạnh.

Để đảm bảo cho phụ nữ mang thai được "mẹ tròn con vuông", TS.BS Bùi Chí Thương khuyến cáo, trước khi mẹ bầu có ý định tham dự một sự kiện về hoạt động thể chất cường độ cao như chạy marathon thì nên đi khám và tham vấn ý kiến của bác sĩ sản khoa trước để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Nguồn: [Link nguồn]

Hà Nội - Người phụ nữ 34 tuổi chậm kinh, ngực tiết dịch, bụng to, tưởng bệnh đến viện khám, bác sĩ phát hiện mang thai 32 tuần, thai nhi ước tính nặng 2,2 kg.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kim Vân ([Tên nguồn])
Mang thai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN