Mách chị em điều cần nói với con gái về lần "đèn đỏ" đầu tiên để bé không hốt hoảng
Thay vì để con hốt hoảng trong lần "đèn đỏ" đầu tiên, người mẹ hãy cho con những kiến thức cần thiết sau đây.
Việc bắt đầu có kinh nguyệt là thời điểm đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đời của con gái bạn. Thay vì đợi đến khi xảy ra kỳ kinh đầu tiên, người mẹ nên chuẩn bị cho con về tâm lý và hướng dẫn từ trước đó. Khi có kiến thức, bé gái sẽ có sự chuẩn bị thay vì hốt hoảng.
Đừng đợi đến khi có kinh nguyệt lần đầu tiên
Khi thấy máu xuất hiện trong lần kinh nguyệt đầu tiên, có bé gái sẽ cảm thấy lạ lùng, có bé gái sợ hãi hoặc cầu cứu mẹ. Tuy nhiên, dù trẻ phản ứng thế nào đi nữa thì việc chuẩn bị tâm lý cũng như trang bị kiến thức sẽ giúp con có thể hiểu được những gì đang xảy ra.
Với một người mẹ, khi trang bị kiến thức cho con về kinh nguyệt hay lần đầu có kinh nguyệt, không phải là một cuộc trò chuyện quá sâu hoặc dài dòng. Bởi, việc trang bị kiến thức là một quá trình. Bên cạnh đó, khi người mẹ nói chuyện với con, bản thân phải có kiến thức và hiểu biết về vấn đề này.
Những thay đổi trên cơ thể
Lần kinh nguyệt đầu tiên sẽ đến sau một thời gian kể từ khi có những thay đổi trên cơ thể... Đối với các bé gái, ở lần có kinh nguyệt đầu tiên, lượn
Kinh nguyệt xảy ra hàng tháng do lớp niêm mạc trong tử cung bong ra. Người mẹ cần cho con gái biết khi có kinh nguyệt tức là cơ thể đã có thể mang thai. Bên cạnh sự thay đổi của hormone trong cơ thể, trứng sẽ rụng và niêm mạc tử cung dày lên. Nếu không được thụ tinh, trứng và lớp nội mạc tử cung sẽ đi ra ngoài qua cửa âm đạo.
Lúc nào bắt đầu có kinh nguyệt?
Nhiều bé gái bắt đầu có kinh trong giai đoạn 13-16 tuổi. Tuy nhiên, có trường hợp bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt từ năm 8 tuổi, cũng có bé gái tới cuối năm 16 tuổi mới có kinh nguyệt.
Kỳ kinh đầu tiên có thể là dấu hiệu cho thấy các hormone đang hoạt động, không có rụng trứng như nhiều người vẫn nghĩ. Chất béo giúp duy trì kinh nguyệt, vì nó liên quan chặt chẽ với estrogen. Vì vậy, khi lượng chất béo giảm dưới 8-12% thì chu kỳ kinh nguyệt có thể bị gián đoạn.
Chu kỳ kinh nguyệt là bao nhiêu ngày?
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày nhưng cũng có thể từ 21-45 ngày. Với nhiều bé gái, trong vài năm từ sau lần có kinh nguyệt đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không đều đặn hoặc có thể không có kinh trong vài ba chu kỳ.
Những vấn đề khi có kinh nguyệt
Trong những ngày "đèn đỏ", trung bình một phụ nữ mất từ 80-120ml máu. Khi có kinh nguyệt, chị em sẽ cảm thấy đau lưng, đau bụng và chuôt rút. Chuột rút trong kỳ đèn đỏ do prostaglandin gây ra.
Khi sinh ra, một bé gái đã có hàng triệu quả trứng ở buồng trứng. Khi đang ở trong bụng mẹ, bào thai bé gái có 7 triệu trứng, nhưng lúc chào đời chỉ còn có 2 triệu trứng, đến dậy thì còn 40.000 trứng.
Quá trình rụng trứng như thế nào?
Quá trình rụng trứng xảy ra khi trứng được giải phóng khỏi buồng trứng. Trứng đã rụng sẽ di chuyển từ buồng trứng sang ông dẫn trứng. Điều này xảy ra vào giữa chu kỳ, có nghĩa là vào ngày thứ 14 với những người có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày.
Khi trứng rụng, nó sẽ tồn tại ở ống dẫn trứng 24 tiếng. Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ bị phân hủy rồi hấp thụ vào niêm mạc tử cung bong ra và lượng hormone giảm xuống dẫn đến có kinh nguyệt.
Điều chưa biết về tế bào trứng
Tế bào trứng là tế bào lớn nhất trên cơ thể người. Con người có thể nhìn tế bào trứng bằng mắt thường, đường kính khoảng 1mm.
Các bác sĩ vẫn khuyên mỗi người nên ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày để cơ thể làm việc hiệu quả, minh mẫn cả ngày. Nhưng...