Mắc ung thư xương hàm vì bỏ qua dấu hiệu đau nhức răng
Xuất hiện triệu chứng đau nhức ở răng và xương hàm trên nhưng chỉ nghĩ rằng mình bị đau răng thông thường nên cô đã không đi khám. Khi đến gặp nha sĩ, cô đã sốc khi biết mình bị mắc ung thư xương hàm.
Đó là trường hợp của cô gái Jennie Yoo, 28 tuổi, sống tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Cô phát hiện triệu chứng đau nhức ở răng và xương hàm trên vào tháng 11/2015 nhưng đã bỏ qua không đi khám. Khi đến gặp nha sĩ và đã bị sốc khi phát hiện mình mắc ung thư.
Để điều trị, cô đã phải cắt bỏ khối u và phát triển hóa trị liệu. Căn bệnh khiến khuôn mặt cô biết dạng, rụng răng. Gần đây, cô không thể nói chuyện hay ăn uống. Các bác sỹ cho biết, tình trạng của cô đã khá nặng và chỉ sống được một thời gian ngắn.
Chị Đặng Thị H (Hòa Bình) cũng tưởng bị đau răng không ngờ mắc ung thư hàm vì bỏ qua dấu hiệu cơ bản. Cách đây mấy tháng, chị cảm thấy đau, tê buốt vùng hàm trên từng đợt nhưng chị cứ nghĩ do viêm răng lợi bình thường gây ra và không để ý tới.
Các đợt đau buốt tăng dần lên khiến chị có lúc bị tê dại cả khuôn mặt, kèm theo đó là tình trạng ngạt mũi cũng xuất hiện. Được mọi người bảo bị viêm xoang, chị đi mua thuốc nhỏ mũi và kháng sinh về dùng nhưng không hề có tác dụng. Đi khám, chụp phim chị đau đớn biết mình bị ung thư xương hàm.
Ung thư xương hàm dễ nhầm lẫn với bệnh khác vể răng
Ung thư xương hàm là một bệnh nguy hiểm có thể làm biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến khả năng nhai, thậm chí tử vong nếu không được điều trị sớm.
Tuy nhiên, theo các bác sỹ của Bệnh viện ung bướu Hưng Việt (Hà Nội) đa phần người bệnh thường phát hiện bệnh muộn. Nguyên nhân do biểu hiện ung thư xương hàm thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với bệnh khác về răng. Nhiều người bệnh chỉ thấy biểu hiện răng đau buốt lại nghĩ bị đau nhức răng thông thường nên mất nhiều thời gian chữa tủy răng, rồi nhổ răng… mà không đỡ. Chỉ khi đến bệnh viện chụp phim mới xác định được bệnh ung thư xương hàm. Việc phát hiện muộn gây khó khăn cho việc điều trị.
Một số dấu hiệu cơ bản để giúp nhận biết sớm bệnh, trong đó có một số các biểu hiện phổ biến như răng đau; bị đau hàm, tê ngứa trong hàm. Bệnh nhân rất đau khi nhai thức ăn, luôn có cảm giác đau đớn làm cho người bệnh ăn không ngon miệng. Ngoài ra có triệu chứng sưng mặt; răng lung lay…
Các chuyên gia khuyến cáo, mọi người cần vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách để tránh các bệnh về răng miệng nói chung, ung thư xương hàm nói riêng. Không ăn uống thức ăn nóng lạnh đột ngột gây hại cho răng. Khi có các dấu hiệu bất thường trong khoang miệng cần đi khám để tìm ra nguyên nhân, không tự ý dùng thuốc. Điều lưu ý là nên khám miệng định kỳ, chụp phim khảo sát xương hàm định kì mỗi năm.
Việc phát hiện sớm khối u có giá trị rất lớn cho việc điều trị. Bởi vậy, mọi người đừng nên bỏ qua những dấu hiệu cơ bản như trên. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng khuôn mặt sẽ có nhiều biến dạng, gây khó khăn hơn cho việc điều trị và nguy cơ cao lây lan sang những bộ phận khác. Bệnh nhân sẽ mất hoàn toàn khả năng nhai và có thể dẫn đến tử vong.
Việc điều trị bệnh hiện đã tốt hơn nhiều với các tiến bộ y học. Điều trị ung thư hàm chủ yếu bằng phẫu thuật khoét bỏ u khi u còn nhỏ và phải cắt đoạn xương khi u phát triển lan rộng. Tùy giai đoạn bệnh, các bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ rồi chọn phương pháp hóa, xạ trị kết hợp.
Cách làm bài thuốc thảo dược tự nhiên này vô cùng đơn giản nhưng với điều kiện bạn phải dùng thường xuyên mới đạt...