Mắc ung thư lưỡi ở tuổi 35, nữ vũ công không tin mình mắc bệnh ở tuổi này vì cho rằng "tôi sống rất lành mạnh"
"Tôi từng không tin rằng mình mắc ung thư ở độ tuổi này vì tôi sống rất lành mạnh", đó là chia sẻ của biên đạo múa Katie Drablos sau khi biết mình mắc ung thư lưỡi.
Nghĩ là chứng loét miệng thông thường mọi người vẫn thường gặp, nên biên đạo múa Katie Drablos (35 tuổi, quốc tịch Mỹ) đã phớt lờ. Thậm chí cô cho rằng vết loét có thể là triệu chứng của Covid-19.
Lúc đầu, vết thương chỉ đau thỉnh thoảng khi cô ăn uống. Nhưng cơn đau gần như liên tục và cô quyết định đi bác sĩ thì được kê thuốc kháng sinh. Sau khi uống, cô cảm thấy đỡ hơn một chút, nhưng rồi cổ họng cô nhanh chóng đau trở lại.
Katie Drablos chia sẻ hình ảnh khi đang điều trị ung thư lưỡi trên trang cá nhân.
Cô tiếp tục đi khám, lần này các bác sĩ nhìn thấy tổn thương nên lập tức đề nghị làm sinh thiết. Kết quả cho thấy vết loét là ung thư lưỡi.
Katie Drablos đã được cắt bỏ vết thương trên lưỡi, nhưng trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã phát hiện ra ung thư đã di căn đến cổ, nghĩa là đã ở giai đoạn 4 và sẽ cần phải điều trị thêm. Bên cạnh việc hồi phục sau ca phẫu thuật - trong đó các bác sĩ tái tạo lại lưỡi cho cô, Drablos phải chuẩn bị để trải qua hóa trị và xạ trị. Hiện cô đã kết thúc đợt điều trị và đang học cách sử dụng lưỡi trở lại.
Drablos chia sẻ "Tôi từng không tin rằng mình mắc ung thư ở độ tuổi này vì tôi sống rất lành mạnh". Sau đó, cô đã chọn chia sẻ câu chuyện của mình với những người cùng hoàn cảnh vì tin có thể vượt qua những khó khăn và tiếp tục tìm thấy niềm vui.
Dấu hiện mà bạn cần nghĩ ngay đến ung thư lưỡi
Nhiều thập kỷ trước, ung thư lưỡi được chẩn đoán mắc ở nam giới trên 60 tuổi có tiền sử lạm dụng thuốc lá và thức uống có cồn. Tuy nhiên, 10 năm gần đây, chứng bệnh ung thư lưỡi đang trẻ hóa, chuyển dịch sang nhóm tuổi dưới 40 và không có tiền sử uống rượu và hút thuốc.
Hình ảnh Ung thư lưỡi giai đoạn sớm. Ảnh minh hoạ
Giai đoạn đầu
Các triệu chứng thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ngoài ra ở lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Thậm chí có thể sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Khoảng 50% bệnh nhân có hạch ngay từ đầu. Hạch hay gặp là hạch dưới cằm, dưới hàm. Khả năng di căn hạch vùng từ 15-75% tuỳ thuộc vào độ xâm lấn của u nguyên phát.
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này được phát hiện do đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Ngoài ra còn cảm thấy đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai; tăng tiết nước bọt; chảy máu vùng miệng kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra. Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi khiến bệnh nhân nói và nuốt khó khăn. Ở giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.
Giai đoạn tiến triển
Ở giai đoạn này, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng. Thường phải khám bệnh nhân ở trạng thái đã gây tê để hạn chế phản ứng của người bệnh do đau đớn. Việc thăm khám rất quan trọng để đánh giá độ thâm nhiễm xuống phía dưới, độ xâm lấn vào các mô tiếp cận: sàn miệng, trụ amiđan, amiđan, rãnh lưỡi,…và đo kích thước khối u.
Bác sĩ khuyến nghị, nếu bạn gặp bất kỳ vết loét nào ở lưỡi kéo dài hơn hai tuần thì nên thăm khám để được chẩn đoán bệnh và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Nguồn: [Link nguồn]
Đau đớn trước thực trạng bệnh của con mình, chị Lý khóc ân hận vì cách chiều con phản khoa học của mình.