Mắc 1 trong 5 bệnh này cần hạn chế ăn trứng nếu không muốn bệnh ngày một nặng hơn
Trứng là thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng nếu ăn hoặc chế biến sai cách lại vô tình trở thành thứ nguy hiểm, khiến người ăn dễ mắc bệnh.
Người bị sốt không nên ăn trứng
Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn trứng khi bị sốt. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Ảnh minh hoạ
Người mắc bệnh gan
Mặc dù trứng có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên bệnh nhân mắc bệnh gan được khuyên không nên ăn trứng, bởi lòng đỏ trứng chứa chất béo và cholesterol, ăn quá nhiều có thể làm tổn hại thêm chức năng trao đổi chất của gan. Người bị bệnh gan được bác sĩ cho biết nên kiểm soát lượng trứng, nếu muốn chỉ nên ăn nửa quả một ngày.
Người mắc bệnh thận
Bệnh nhân mắc bệnh thận có chức năng thận kém và rất khó chuyển hóa các thực phẩm giàu protein như trứng. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ làm nặng thêm tình trạng thận và thậm chí tồi tệ hơn. Do đó, bệnh nhân thận không thích hợp để ăn quá nhiều trứng.
Người mắc bệnh tiểu đường
Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe. Tuy nhiên, chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, những "thủ phạm" có thể gây ra bệnh tiểu đường mức độ 2 và các hiện tượng mỡ trong máu nếu ăn quá nhiều. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những người có bệnh tiểu đường nên hặn chế hoặc kiêng hẳn món trứng ra khỏi thực đơn.
Ảnh minh hoạ
Người mắc bệnh tim mạch
Theo khảo sát nghiên cứu những người có tiền sử bệnh tim mạch của các nhà khoa học đến từ Đại học Western (Canada) cho thấy, thường xuyên ăn nhiều hơn 3 quả trứng/tuần có thể làm các mảng bám ở thành động mạch dày lên, thu hẹp động mạch, khiến máu chảy khó khăn hơn và buộc trái tim phải hoạt động quá sức, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Hơn nữa, hàm lượng cholesterol cao trong trứng gà cũng không tốt cho người bị bệnh liên quan đến xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành vì có thể làm hẹp, khó lưu thông thậm chí là tắc nghẽn.
Người có cơ địa dị ứng
Ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà cho thấy trứng là nguyên nhân hay gặp gây dị ứng thức ăn. Nghiên cứu cho thấy, protein có trong lòng tráng dễ gây ra hiện tượng dị ứng cho trẻ. Bởi dị ứng là căn bệnh phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, nên nếu gặp phải triệu trứng lạ mỗi khi ăn trứng, bạn nên đi khám và tránh ăn trứng tối đa để không gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Ăn trứng bao nhiêu là đủ? Trứng là món ăn hấp dẫn với nhiều lứa tuổi, nhưng chỉ nên ăn với mức độ vừa phải. Theo khuyến cáo, nên căn cứ vào độ tuổi và cơ địa mỗi người để tính toán lượng trứng phù hợp. Với trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng một tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần một nửa lòng đỏ trứng gà dưới dạng nhuyễn như nấu bột hay nấu cháo. Với trẻ trên 7 tháng mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà. Với trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà Với trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả Với trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn từ 3 - 4 quả/tuần Với người lớn một tuần chỉ nên ăn 3-4 lần trứng gà. Với người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng. Tuy nhiên chỉ nên ăn 1-2 lần trong một tuần. |
Cá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin, protein, DHA... rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người mắc các bệnh sau không nên ăn nhiều cá.
Nguồn: [Link nguồn]