Ly kỳ những vụ chết đi sống lại

Trong cuộc đời các bác sĩ, có không ít người chứng kiến cảnh bệnh nhân chết đi sống lại. Cũng rất nhiều người chứng kiến cảnh người trong quan tài lồm cồm bò ra, xin cốc nước, rít điều thuốc lào… khiến bàn dân thiên hạ choáng váng. Những người may mắn từ cõi chết trở về đó, thậm chí còn sống thêm vài chục năm nữa. Họ là ai?

Khiêng ra nhà xác rồi sống lại

Trong quãng đời làm bác sĩ gần 50 năm của mình, BS Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, đã từng chứng kiến 2 bệnh nhân chết đi sống lại.

Bệnh nhân thứ nhất là một anh thương binh trong thời kỳ chống Pháp, 32 tuổi, người Đức Thọ, bị sốt rét phải nhập viện Lam Kiều (Hà Tĩnh) vào năm 1953. Thời đó, BS Hướng còn là thực tập sinh tại bệnh viện này.

Hơn 30 phút sau khi bác sĩ khám thấy tim ngừng đập, người bắt đầu lạnh, những thực tập sinh như BS Hướng được cử khiêng anh thương binh này xuống nhà xác, chờ gia đình đến nhận.

Song, khi cáng vừa hạ xuống thì “xác chết” động đậy. Ngay lập tức, mọi người liền đưa trở lại viện, tiêm một liều trợ tim và một lúc sau, người thương binh này sống lại, hồi phục một cách kì diệu.

Sau đó, bệnh nhân xuất viện và từ đó không ai biết anh này sống ra sao, còn hay đã mất. Như vậy, tính từ lúc bác sĩ kết luận tử vong đến lúc tỉnh dậy, người thương binh này đã có đúng 1 tiếng đồng hồ chết lâm sàng.

Bệnh nhân thứ 2 mà BS Hướng gặp chính là một cụ ông bị bệnh tim mạch, nhập viện Hữu nghị Việt Xô cấp cứu năm 1976. “Lúc đó, các bác sĩ đã kết luận cụ ông này tắt thở, người lạnh, người nhà đã làm các thủ tục vuốt mặt, lau người để chuẩn bị đưa vào nhà xác thì cụ lại động đậy và sống lại trong sự hốt hoảng của người thân.

Cơn đau tim tấn công Rob Waggett, 31 tuổi, một ông bố trẻ người Anh, đã khiến anh ngừng thở. Sau 18 phút cấp cứu hết sức anh vẫn không thở lại được. Khi mọi người chuẩn bị đầu hàng thì anh đột ngột tỉnh lạ trước sự ngỡ ngàng của người nhà và bắc sĩ.

Cơn đau tim tấn công Rob Waggett, 31 tuổi, một ông bố trẻ người Anh, đã khiến anh ngừng thở. Sau 18 phút cấp cứu hết sức anh vẫn không thở lại được. Khi mọi người chuẩn bị đầu hàng thì anh đột ngột tỉnh lại trước sự ngỡ ngàng của người nhà và các bác sĩ.

Cụ ông này, về sau, sống thêm 6 năm nữa mới qua đời. Không ai hiểu nổi vì sao lại có những bệnh nhân từ cõi chết trở về như thế. Vì 99% bệnh nhân tim ngừng đập thì coi như đã chết” – BS Hướng cho biết.

Giải thích cơ chế người bệnh chết đi sống lại, BS Hướng cho rằng, ở góc độ đông y, thận là rất quan trọng trong việc cứu sống người bệnh:

“Thận sinh ra máu, huyết khí để nuôi não. Thận còn sống thì máu vẫn còn được sản sinh để nuôi cơ thể. Có thể, tim đập yếu, bác sĩ nghe không rõ, nghe qua loa nên kết luận tim ngừng đập, nhưng thực ra tim đập yếu, song vẫn đưa được máu mới sản sinh từ thận lên nuôi não, do đó bệnh nhân có 1% cơ hội sống sót”

Tỉnh dậy trong đám tang, sống tiếp vài chục năm nữa

Đó là trường hợp bà Nguyễn Thị Kỳ, làng Trung Bính, xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Bà Nguyễn Thị Kỳ sinh năm 1898, lấy chồng lúc 16 tuổi, và có 10 người con. Năm 1950, sau hai tuần ốm nặng, không ăn uống gì, bà mất.

Đáng ra bà đã được đưa ra đồng để chôn, song con gái đầu là chị Nguyễn Thị Táy lấy chồng xa, chưa về kịp để nhìn mặt mẹ lần cuối nên mọi người chờ chị về. Lúc đó, thi thể bà Kỳ mới chỉ được tắm rửa, thay quần áo rồi đặt nằm trên giường. 

Các cụ cao tuổi ở làng kể lại, khi kèn trống còn đang ỉ ôi thì ông Nguyễn Ty, một người họ hàng, đang ngồi gần người chết bỗng dưng thấy bà Kỳ thở mạnh, hai tay vung lên, tờ giấy điều phủ mặt rung rinh. Ông lấy hết can đảm, lại gần.

Lúc đó bà Kỳ thì thào: "Cho tao chén nước, khát quá!". Uống nước xong, bà hồi tỉnh và hỏi: "Làm gì mà tụ tập đông thế? Hôm nay cúng ai mà có hương đèn?”. Sau lần chết đi sống lại đó, bà Kỳ sống thêm 31 năm nữa, đến năm 1981 bà mới thật sự... ra đi.

Tại thôn 3, xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, người dân vẫn còn hồi hộp khi kể lại trường hợp tỉnh dậy trong đám tang của chính mình, cụ Trần Cảnh. 17h ngày 17/6/2002, sau một cơn đau nặng, cụ ra đi.

Đến 5h sáng, một số bà con họ hàng đang tụ họp để lo việc tang ma bỗng thấy cụ... cựa quậy rồi vài tiếng sau, cụ mới tỉnh hẳn. Khi anh con trai trưởng đỡ cụ ngồi dậy, cụ hỏi liền: "Bây mần cái chi chi mà ầm ĩ lên rứa?".

Đến nay, cụ Trần Cảnh vẫn khỏe mạnh, chỉ có hơi nghễnh ngãng và mắt không nhìn rõ như trước.

Cũng sống thêm được hơn 10 năm, là cụ bà Phạm Thị Châu, ở làng Đồng Hải, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Năm 1992, bà tròn 79 tuổi. Một lần, sau khi thăm họ hàng về, bà than mệt. Mặc dù gia đình đã xoa bóp, bôi dầu nhưng 1 tiếng sau bà bất động, tim ngừng đập, chân tay bắt đầu lạnh toát.

Song, khi người thân đến lo làm tang lễ, đến giờ nhập quan thì bà Châu sống lại, sống khỏe và sống thêm 11 năm nữa. Cụ mất khi tròn 90 tuổi.

Tỉnh dậy rồi chết tiếp

Tuy vậy, may mắn này không rơi vào một số người khác. Báo chí đưa tin về cậu bé Kelvin Santos, hai tuổi người Brazil, bỗng tỉnh dậy trong quan tài, đòi uống nước, rồi lại nằm xuống để… chết tiếp.

Kelvin qua đời vì rối loạn nhịp tim và hô hấp sau một thời gian điều trị bệnh viêm phổi. Thi thể của cháu bé được bệnh viện trao lại cho gia đình. Tuy nhiên, khoảng một giờ đồng hồ trước lễ mai táng, cậu bé hai tuổi bất ngờ tỉnh dậy, ngồi xổm trong quan tài mở nắp.

Lúc ông bố bàng hoàng reo lên, thì Kelvin chỉ xin uống nước: “Bố, cho con uống nước”. Mọi người vui mừng khôn xiết, có người còn khóc òa, song cậu bé uống nước xong lại nằm xuống và bất động trở lại.

Gia đình ngay lập tức đưa bé vào lại viện Aberlardo Santos, miền bắc Brazil để kiểm tra. Tuy nhiên, các bác sỹ khẳng định, Kelvin đã giã biệt cuộc sống.

Được biết, gia đình đã cố gắng trì hoãn đám tang rất lâu với hi vọng, Kelvin sẽ sống trở lại giống như lần trước. Tuy nhiên, điều đó đã không tái diễn. Cậu bé được mai táng sau đó vài ngày.

Anh Nguyễn Văn Hùng (37 tuổi, sống tại phường 2, thành phố Tân An, Long An) cũng là trường hợp chết đi sống lại rồi chết tiếp. Mẹ của anh Hùng, bà Nguyễn Thị Kim kể lại, con trai mình bị ung thư túi mật giai đoạn cuối vào trung tuần tháng 4/2010.

17h ngày 14/6, sau bữa cơm chiều, bà phát hiện anh Hùng đã tắt thở và gia đình khiêng anh lên bộ ván, che lại bằng một chiếc chăn, trên bụng để một nải chuối, trên đầu cúng bát cơm, trứng vịt, bụng liệm vải trắng để chờ vợ anh ở Vũng Tàu về nhìn mặt lần cuối.

Tuy nhiên, khoảng 23h cùng ngày, tức 6 tiếng sau, bất chợt Trí, em trai anh Hùng, thấy tấm vải niệm động đậy và anh Hùng ngồi bật dậy nhìn quanh, nói: "Cho tao xin điếu thuốc lào".

Sự việc khiến mọi người hoảng sợ song đúng là anh Hùng sống lại thật. Tiếc là chỉ đúng 1 tháng sau, anh qua đời, vào ngày 15/7.

Những trường hợp chết đi sống lại trên đây, được nhiều bác sĩ đặt vào nghi vấn chết lâm sàng. Đó là khi tim bệnh nhân đã ngừng đập, não không có tín hiệu hoạt động, song không có nghĩa là người đó đã bị chết, mà đó chính là một trạng thái thứ ba của con người ngoài trạng thái sống và chết.

Ở trạng thái chết lâm sàng này, các tế bào trong cơ thể con người vẫn còn sống.

TS.BS Trần Văn Khoa (Học viện Quân y) cho biết: Chết lâm sàng là một trong những trạng thái kỳ lạ hiếm gặp ở con người, song lại là một trong những vấn đề ẩn chứa nhiều điều bí mật mà các nhà khoa học luôn muốn khám phá, tìm hiểu.

Những người chết lâm sàng vẫn có thể sống lại nếu biết cách rung tim và sưởi ấm cơ thể, song không ít trường hợp, những người sống sót được sau khi tim ngừng đập đã bị mắc phải một số chấn thương não bộ và không thể sống sót lâu.

Và những trường hợp chết đi sống lại kì lạ trên thế giới

Trên thế giới cũng ghi nhận khá nhiều ca chết đi sống lại, chủ yếu là đột tử, hoặc trong trạng thái chết lâm sàng.

Ly kỳ những vụ chết đi sống lại - 1

Cơn đau tim tấn công Rob Waggett, 31 tuổi, một ông bố trẻ người Anh, đã khiến anh ngừng thở. Sau 18 phút cấp cứu hết sức anh vẫn không thở lại được.

Và khi cả nhân viên cấp cứu lẫn vợ anh buông xuôi, không tin là có thể cứu được anh Rob nữa, thì anh đột nhiên há miệng thở lại. Các bác sĩ cho biết một người bình thường chỉ có thể sống sót sau khi bị ngưng thở tối đa là 4 phút, và trường hợp của Waggett là 'điều kỳ diệu'.

Chị Diana, vợ anh, kể lại: Anh Rob ở nhà vì cảm cúm. Một lúc sau, chị nghe thấy anh đang khó thở thông qua một cái máy theo dõi trẻ con gắn trên cầu thang. Khi chị chạy lên tới nơi thì anh đang trút hơi thở cuối cùng.
Bé Alfie Green, người Anh, cũng được biết đến vì chết đi sống lại tới 3 lần.
Bé Alfie Green, người Anh, cũng được biết đến vì chết đi sống lại tới 3 lần.

Dianna đã gọi cấp cứu và cố gắng thử đánh thức chồng. Trong khi chờ cấp cứu đến, chị gọi hàng xóm, và cả hai nỗ lực cứu sống anh bằng cách hà hơi thổi ngạt cũng như nhấn ngực. Khi các nhân viên y tế đến nơi, họ sử dụng máy sốc điện để kích hoạt tim anh 6 lần nhưng không thành công.

Và vào phút cuối khi họ thử lần cuối cùng, Rob đột nhiên thở trở lại. Anh được đưa đến bệnh viện ngay sau đó. Bác sĩ cảnh báo, dù đã vượt cửa tử, Rob vẫn có nguy cơ cao bị tổn thương não nghiêm trọng do thiếu ôxi. Song hiện tại, anh vẫn tỉnh táo và phục hồi sức khỏe như bình thường.

Bé Alfie Green, người Anh, cũng được biết đến vì chết đi sống lại tới 3 lần. Do bị đau tim bẩm sinh, mới 3 tuần tuổi, bé đã chịu cái chết đầu tiên khi tim ngừng đập 17 phút. May mắn là tim đập trở lại. Song 2 tiếng sau, quả tim bé bỏng của bé lại ngừng đập trong vòng 10 phút.

Lần thứ 3 ngưng đập trong vòng 3 phút. Tuy nhiên, bé Alfie vẫn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Sau một tuần thở máy, Alfie đã tự mình thở được. Ba tuần sau, Alfie trở về nhà với thiết bị ổn định nhịp tim.

Mẹ bé cho biết: Siêu âm cho thấy não bé bình thường và các bác sĩ đều cho rằng thật kỳ diệu, dường như não bé tự hồi phục. Nếu đã sống sót qua 3 lần đau tim vào lúc 3 tuần tuổi, bé đủ mạnh để sống sót qua bất kỳ thử thách nào".

Vẫn còn rất nhiều người bật quan tài sống dậy, trước giờ hỏa táng sống lại. Tuy vậy cũng có người không may mắn tỉnh dậy sớm như thế, khiến họ phải chết lại, đau đớn trong quan tài.

Có không ít người chứng kiến việc cải táng, bắt gặp những vết cào cấu trong mặt trong quan tài, những hiện tượng xương người nằm với dáng bất thường – trong khi trước đó, người nhà đặt họ nằm rất ngay ngắn. Chứng tỏ họ đã tỉnh dậy khi bị vùi dưới đất sâu, lạnh.

Các công trình nghiên cứu đã khẳng định hiện tượng chết đi sống lại có thật 100%. Thậm chí, các số liệu thống kê còn chỉ rõ cứ 100.000 người chết thì có 1 người được cho là sống lại.

Do vậy, với những bác sĩ tận tâm, trước mỗi bệnh nhân đã kết luận đã chết, họ vẫn phải nghe lại nhịp tim thật kỹ, vẫn phải chờ ít nhất 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ mới đưa ra nhà xác, tránh tình trạng chết đi sống lại như đã từng xảy ra.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hứa Bích (Phunutoday)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN