Lưu ý "sống còn" khi tập thể dục mùa lạnh, nên nhớ kỹ kẻo cảm lạnh, đột tử
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên vào mùa lạnh, cần lưu ý một số điều sau khi tập luyện để không gây hại cho sức khỏe…
Ảnh minh họa: Internet
Không nên dậy quá sớm để tập luyện
Vào mùa Đông, buổi sáng nhiệt độ thường thấp hơn bình thường, sáng sớm còn có hiện tượng sương mù dày đặc. Thêm vào đó khi trời vừa sáng cây cối vẫn chưa quang hợp nên lượng khí carbon do cây thải ra vẫn còn rất nhiều trong không khí. Do thời tiết lạnh, trời sáng muộn hơn nên cây cối cũng quang hợp muộn hơn.
Thực tế việc tập thể dục vào sáng sớm mùa lạnh quá sớm sẽ gây hại cho sức khỏe. Chờ trời sáng hẳn để lượng oxy trong không khí nhiều hơn carbon sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Đặc biệt đối với những người bị bệnh về đường hô hấp.
Các chuyên gia cảnh báo, mùa đông không nên ra khỏi nhà lúc 4-5 giờ sáng, do lúc này trời rất lạnh, sương mù và khí carbon do cây thải ra còn nhiều trong không khí, ảnh hưởng đến việc trao đổi chất của cơ thể và có thể gây hại sức khỏe (nhất là người có tiền sử bệnh mãn tính như hen suyễn, cao huyết áp, bệnh tim mạch… càng cẩn thận vì dễ bị đột quỵ, đau tim, trúng gió méo miệng…).
Khởi động kỹ trước khi tập thể dục
Việc khởi động trước khi tập thể dục là hoạt động cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, việc khởi động khi tập thể dục vào mùa lạnh cần kéo dài lâu hơn vì lúc này thân nhiệt thấp, tăng thời gian khởi động giúp làm ấm người và chuẩn bị cho các khớp hoạt động tốt hơn.
Khởi động trước khi thể dục giúp tiết ra các chất nhầy ở các khớp có tác dụng giảm chấn thương khi tập luyện. Mùa lạnh thời gian tập luyện lâu hơn, kết hợp tập luyện từ từ, tập chậm hơn so với mùa hè.
Thời tiết lạnh cần giữ ấm chân tay, tuyệt đối không đi chân đất khi tập thể dục, vì nếu đi chân đất chân sẽ bị lạnh, khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là vùng tay chân dễ gây viêm khớp và nhiều căn bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
Uống nhiều nước
Thực tế mùa lạnh mọi người đều lười uống nước hơn dù nhu cầu nước trong cơ thể mùa nào cũng như nhau. Do uống nước nhiều vào mùa lạnh dễ khiến bạn phải thường xuyên đi tiểu hơn bình thường, một phần là do cơ thể không mất nhiệt, ít có cảm giác khát nước hơn mùa nóng.
Tuy nhiên, mùa lạnh sẽ dễ khiến da trở nên khô, bong tróc, bạn nhất định phải uống đủ nước, thậm chí còn phải uống nhiều nước hơn bình thường để cơ thể không bị mất nước, da không bị khô.
Tập thể dục vào mùa lạnh cần đảm bảo đủ nước, tuyệt đối không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn vì chúng sẽ cản trở việc lưu thông máu, dễ làm cơ bắp bị nhão hoặc chảy xệ.
Trang phục tập luyện phù hợp
Khi trời lạnh, để tránh bị hạ thân nhiệt đồng thời phòng ngừa viêm đường hô hấp, cảm cúm, bạn nên lựa chọn trang phục tập luyện phù hợp. Đừng mặc chất liệu 100% cotton vì mồ hôi không thể bay hơi khiến cơ thể nhiễm lạnh. Tốt nhất hãy dùng chất liệu cotton pha với polyester để giữ ấm và tạo cảm giác thoải mái.
Tập xong hãy thay quần áo khô càng sớm càng tốt. Trong trường hợp tập ở ngoài trời và không muốn trở vào nhà ngay, bạn nên mang theo một chiếc khăn khô cùng áo khoác để giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. Sau đó bạn có thể nhấp một ngụm trà để làm ấm cơ thể.
Lắng nghe phổi
Cơ bắp không phải là phần cơ thể duy nhất chịu tác động của thời tiết. Không khí khô, lạnh có thể khiến bạn bị đau họng và đau phổi. Không phải lúc nào đây cũng là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, bạn cũng không nên chủ quan. Một số người dễ bị co thắt phế quản dẫn đến đau đớn, ho và thở gấp. Vài cá nhân khác lại thích ứng nhanh rồi tiếp tục tập luyện như bình thường. Nếu bị ho, khó thở và đau kéo dài, bạn hãy gặp bác sĩ.
Không tập thể dục khi ốm, sốt
Những người bị sốt từ 38 độ C không nên tập thể dục trong tiết trời lạnh.
Khi bạn bị sốt, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên trên mức bình thường. Cơn sốt có thể do nhiều thứ gây ra, nhưng thường bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Sốt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như suy nhược, mất nước, đau cơ và chán ăn. Việc bạn tập thể dục khi đang sốt làm tăng nguy cơ mất nước và có thể sốt nặng hơn. Ngoài ra, sốt làm giảm sức mạnh cơ bắp và sức chịu đựng của bạn, làm tăng nguy cơ chấn thương khi tập luyện.
Khi bạn cảm thấy đã khỏi bệnh để tập thể dục nhưng cơ thể còn yếu, bạn có thể giảm cường độ hoặc thời gian tập luyện. Việc tập thể dục sau khi khỏi bệnh sẽ có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn, tuy nhiên bạn cần phải lắng nghe cơ thể và lời khuyên của bác sĩ trước khi quyết định tập luyện trở lại.
Mùa đông, có những người thường xuyên gặp tình trạng chân tay tê cóng mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày hoặc được ủ cả tiếng trong chăn ấm, thậm chí còn toát mồ hôi....
Nguồn: [Link nguồn]