Lupus ban đỏ: Bệnh hiểm gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể

Lupus ban đỏ là căn bệnh khó nhận diện đã khiến nhiều người từng bị điều trị oan cả năm, thậm chí vài năm thành các bệnh khác như dị ứng, thấp khớp, bệnh mắt, thận... dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Lupus ban đỏ là bệnh lý của mô liên kết có tổn thương nhiều cơ quan do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, đặc trưng bởi sự có mặt của kháng thể kháng nhân và nhiều tự kháng thể khác. Các cơ quan thường bị tổn thương bao gồm khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh…

Lupus ban đỏ: Bệnh hiểm gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể - 1

Ảnh minh họa: Internet

Biểu hiện bệnh Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể: hệ cơ xương khớp, da, tóc, thận, tim mạch, hệ thần kinh , phổi, hệ miễn dịch , hệ tiêu hóa, mắt...nên biểu hiện triệu chứng rất đa dạng và thường nặng lên vào mùa đông. Những triệu chứng ban đầu của bệnh lupus ban đỏ là sốt, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút. Những biểu hiện này có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ theo thời gian.

Bệnh lupus thường gây tổn thương da: khoảng 2 /3 số bệnh nhân mắc lupus có biểu hiện trên da, được gọi là lupus ban đỏ trên da. Bệnh gây phát ban hay xuất hiện các vết lở loét, thường gặp ở những vùng da hay tiếp xúc với ánh sáng như: mặt, cổ, cánh tay và chân. Có tới 40-70% bệnh nhân đều cho rằng biểu hiện bệnh của họ nặng hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc nhân tạo.

Biểu hiện đầu tiên là xuất hiện các ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên gò má, bắc cầu qua cánh mũi, không gây ngứa và rất nhạy cảm với ánh nắng. Sau một thời gian tiến triển, các thương tổn lan ra tay, chân, thân mình. Ngoài ra, các bọng nước cũng có thể xuất hiện. Niêm mạc miệng hầu họng loét nhưng không đau; tóc vàng, dễ gãy và rụng nhiều.

Lupus ban đỏ: Bệnh hiểm gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể - 2

Biểu hiện đầu tiên với các ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên gò má bắc cầu qua cánh mũi, không gây ngứa, bệnh rất nhạy cảm với ánh nắng. Ảnh minh họa: Internet

Khoảng 90% bệnh nhân bị đau khớp hoặc cơ ở một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển bệnh. Không giống như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp trong lupus ít gây tàn tật và thường không gây hủy hoại trầm trọng cho khớp. Trong giai đoạn toàn phát, bệnh còn biểu hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như tim, phổi, thận,… như viêm cơ tim, màng tim gây suy tim, viêm phổi, màng phổi cũng hay gặp và có thể suy hô hấp.

Những trường hợp này nếu không tìm đến đúng cơ sở khám chuyên khoa sẽ dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác. Nhiều người từng bị điều trị oan cả năm, thậm chí vài năm các bệnh khác như dị ứng, thấp khớp, bệnh mắt, thận... dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Lupus ban đỏ: Bệnh hiểm gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể - 3

Ngón tay hoặc ngón chân tái nhợt hoặc tím bầm. Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh chính thức không được biết rõ. Người ta cho rằng lupus ban đỏ hệ thống được gây ra do sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là các yếu tố:

- Di truyền: Anh chị em ruột của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người thường.

Các triệu chứng thường gặp

- Đau cơ

- Sốt không rõ nguyên nhân

- Ban đỏ, thường ở trên mặt

- Đau ngực khi hít thở sâu

- Rụng tóc

- Ngón tay hoặc ngón chân tái nhợt hoặc tím bầm

- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời

- Sưng ở chân hoặc xung quanh mắt

- Miệng loét

- Phình tuyến

- Cảm thấy rất mệt

Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:

- Thiếu máu (giảm tế bào hồng cầu)

- Nhức đầu

- Chóng mặt

- Cảm thấy buồn

- Bối rối

- Co giật

- Môi trường: Do nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hóa chất, ánh nắng mặt trời…

- Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhiều hơn gấp 9 lần so với nam giới. Sau khi mãn kinh, cả tỷ lệ mắc và mức độ của bệnh đều giảm rõ rệt, còn trong thời kỳ mang thai bệnh thường nặng lên.

Phòng tránh bệnh lupus ban đỏ

Vì bệnh lupus ban đỏ hệ thống chưa được hiểu rõ nên cũng chưa thể phòng ngừa được, tuy nhiên khi bị bệnh, người ta có thể giảm thiểu tác hại, tăng cường chất lượng cuộc sống bệnh nhân bằng cách ngăn ngừa những đợt phát bệnh.

Ngoài vấn đề dùng thuốc, người bệnh cần chú ý những điều sau:

- Tránh tiếp xúc tia cực tím (ánh nắng mặt trời): sử dụng kem chống nắng; hạn chế ra ngoài nắng, mặc quần áo dài tay, đội mũ, che mặt khi ra ngoài nắng.

- Tránh các hoạt động thể lực và tập luyên nặng.

- Chế độ ăn giảm mỡ động vật, tăng các thức ăn giàu mỡ cá; bỏ hút thuốc lá; bổ sung canxi, vitamin D, folat.

- Phòng tránh nhiễm khuẩn: có các biện pháp vệ sinh chung trong sinh hoạt. Xem xét tiêm vắc xin phòng cúm và viêm phổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lam Lê (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN