Lượng đường trong máu giảm từ 16 xuống 5,5 trong nửa năm, 3 thói quen cực quý giá với bệnh nhân tiểu đường
Bà Lý (50 tuổi, Trung Quốc) có thân hình tương đối mập. 1 thời gian, bà bị sụt cân rất nhiều, nhưng cảm giác thèm ăn ngày càng tăng, luôn khát nước và đi tiểu thường xuyên.
Sau khi đến bệnh viện khám, bà được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết lúc đói là 8,1 mmol/L, lượng đường huyết sau ăn 2 giờ là 16 mmol/L. Sau khi chẩn đoán, bà rất lo lắng vì sợ rằng lượng đường huyết như vậy sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Nhưng bà đã sớm điều chỉnh lại tâm lý và chủ động kiểm soát lượng đường trong máu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ trong nửa năm, bà Lý đã có thể kiểm soát được lượng đường trong máu, lượng đường trong máu sau bữa ăn đã giảm từ 16 mmol/L xuống còn 5,5 mmol/L.
Kiểm soát lượng đường trong máu là một “cuộc chiến” dài hơi, tại sao bà Lý lại có thể ổn định lượng đường trong máu chỉ trong nửa năm? Dưới đây là 3 thói quen đáng học hỏi của bà Lý.
Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi, một khi đã được chẩn đoán, người bệnh cần phải can thiệp bằng thuốc suốt đời. Khi bà Lý được chẩn đoán, lượng đường trong máu của bà tăng quá cao, lúc đó bác sĩ đã tiêm insulin, loại thuốc có thể hạ đường huyết của bà nhanh hơn.
Sau khi lượng đường trong máu dần ổn định, bác sĩ chuyển sang điều trị bằng thuốc uống để kiểm soát tình trạng bệnh. Ngoài việc uống thuốc, bà Lý còn theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên để có thể đánh giá tác động của thuốc.
Bệnh nhân tiểu đường nên theo dõi lượng đường trong máu hằng ngày, chủ yếu ở 3 thời điểm: khi đói, 2 giờ sau bữa ăn và trước khi đi ngủ ban đêm.
Bằng cách đo lượng đường trong máu ở những thời điểm khác nhau, bác sĩ có thể quan sát được hiệu quả của thuốc và mức độ kiểm soát bệnh, từ đó giúp điều chỉnh thuốc kịp thời.
Thay đổi thói quen ăn uống
Trước khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bà Lý không kiểm soát được cảm giác thèm ăn của mình và luôn ăn bất cứ thứ gì mình muốn, đặc biệt thích ăn những thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao như cơm và mì.
Sau khi được chẩn đoán bệnh, bà điều chỉnh chế độ ăn uống, mỗi bữa chỉ ăn từ 1 đến 2 lạng lương thực thiết yếu, là sự kết hợp giữa ngũ cốc thô và mịn. Bà tập trung nhiều hơn vào rau và thịt để đảm bảo cơ thể có thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.
Tập thể dục thường xuyên
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên tập thể dục vào buổi chiều và buổi tối có thể cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và tình trạng kháng insulin ở mức độ lớn nhất.
Tập thể dục vào buổi chiều có thể cải thiện 18% và tập thể dục vào buổi tối có thể cải thiện 25%. Sau khi bà Lý được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bà tập thể dục từ nửa giờ đến một giờ sau khi ăn như đi bộ, đạp xe,…. và từ 4-5 lần 1 tuần.
Người đàn ông 30 tuổi (Trung Quốc) bất ngờ rơi vào tình trạng hôn mê, mọi người đều nghĩ là xuất huyết não nhưng khi đến bệnh viện chụp CT thì không có gì bất thường.
Nguồn: [Link nguồn]