Lưỡi đen như bánh mì cháy, bác sĩ sốc hơn khi nhìn vào thực quản của người đàn ông này
Chỉ nhìn vào sắc thái của lưỡi, bạn cũng có thể nhận biết được mình có mắc bệnh hay không.
Trong chương trình “Doctor Is Hot” của Đài Loan, bác sĩ phẫu thuật Trần Vinh Kiên chia sẻ một trường hợp đặc biệt mình từng tiếp nhận. Đó là một người đàn ông 40 tuổi, đến bệnh viện phàn nàn vì thời gian gần đây ông hay đau bụng trên và ợ chua, thậm chí còn khó thở khi leo cầu thang.
Bác sĩ Trần Vinh Kiên.
Do áp lực công việc nhiều, ông có thói quen hút thuốc và uống rượu, ngủ cũng thất thường. Bác sĩ Trần đề nghị nội soi dạ dày nhưng bị từ chối. Nhìn mức cân nặng, ông chỉ bị thừa cân một chút, không phải là bệnh lý béo phì, huyết áp và lipid máu bình thường, điện tâm đồ và chụp X-quang phổi đều không có vấn đề nghiêm trọng.
Bác sĩ Trần thắc mắc không thể tìm ra nguyên nhân căn bệnh. Cuối cùng, sau một hồi trò chuyện, người đàn ông này mới chịu nói rằng: “Lưỡi của tôi có màu đen. Buổi sáng thức dậy, tôi đánh răng và chải nước, nhưng vẫn không thể làm sạch hết được”.
Lưỡi của người đàn ông chuyển sang màu đen đáng sợ.
Bác sĩ Trần cho hay, nam giới cũng có thể bị nhiễm nấm mốc, trong đó phổ biến nhất là nhiễm nấm Candida. Sau khi nội soi dạ dày, bác sĩ phát hiện toàn bộ thực quản bị viêm loét mốc trắng, ợ chua và có triệu chứng hen suyễn nhẹ, nguyên nhân là do nhiễm khuẩn cả cơ hoành.
Bác sĩ Trần giải thích rằng, tình trạng này thường xảy ra do các vấn đề về gan, thận,tiểu đường hoặc suy giảm hệ thống miễn ịch. Ban đầu, bác sĩ nghi ngờ liệu người đàn ông có bị AIDS hay không, nhưng kết quả là âm tính. Do đó, suy ra bệnh nhân đơn giản là do thói quen sinh hoạt kém, ngủ không ngon giấc, căng thẳng.
Bác sĩ Tai Mũi Họng Ngô Triệu Khoan giải thích trong cuộc phỏng vấn rằng, mặt sau lưỡi thường có một nhóm u nhú, nó kiểm một phần xúc giác của lưỡi. Các u nhú này rất dễ bị viêm và sưng, nó không giống như lưỡi. Một khi bị viêm, dày sừng, hoại tử, nơi này rất dễ sản sinh ra vi khuẩn và nấm mốc, từ đó hình thành nên hiện tượng lưỡi đen đáng sợ.
Nguyên nhân lâm sàng phổ biến hình thành lưỡi đen
1. Mất cân bằng đường tiêu hóa và hệ tiêu hóa
Thông thường do rối loạn chức năng tiêu hóa kém, táo bón, chướng bụng hay buồn nôn. Việc axit dạ dày bị mất cân bằng làm ảnh hưởng đến khả năng khử trùng và cân bằng axit-bazơ trong khoang miệng, khiến cho vi khuẩn dễ bám vào nhú lưỡi, gây ra lưỡi đen.
2. Rối loạn hệ thống miễn dịch
Một số tình trạng như căng thẳng thần kinh quá mức, mệt mỏi kéo dài, ức chế miễn dịch do điều trị ung thư hoặc ghép tạng, tiểu đường, AIDS…, khiến vi khuẩn dễ dàng ký sinh vùng nhú lưỡi, hình thành nên tình trạng lưỡi có nhiều lông đen.
3. Sử dụng thuốc kháng sinh
Việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh đặc hiệu có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong khoang miệng, khiến nấm mốc phát triển bất thường, gây ra hiện tượng lưỡi đen.
4. Vệ sinh răng miệng kém
Miệng không sạch sẽ cũng khiến cho lưỡi hình thành lông đen.
5. Nguyên nhân khác
Việc uống nhiều đồ uống có cồn, sử dụng nước súc miệng có chất kích ứng cao, dẫn đến mất cân bằng độ pH trong miệng, hình thành nên lưỡi đen. Ngoài ra, chất nicotin có trong thuốc lá hay một số đồ uống, thực phẩm có chứa sắc tố cũng có thể gây ra sắc tố và gây đen lưỡi.
Cuối cùng, bác sĩ Ngô Triệu Khoan nhắc nhở mọi người không nên chủ quan nếu phát hiện màu sắc hoặc hình dạng của lưỡi thay đổi. Việc ngủ đủ giấc và giữ vệ sinh răng miệng đúng cách là những nguyên tắc duy nhất để tránh xa bệnh tật.
Nguồn: [Link nguồn]
Quầng thâm mắt không chỉ là biểu hiện của việc thiếu ngủ, mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh.