Lời khuyên ngày Tết của bác sĩ: 5 loại thuốc không uống sau khi uống rượu bia
Mỗi dịp Tết Nguyên đán, có rất nhiều người nhập viện sau khi uống rượu, có thể không phải do uống quá nhiều mà họ bị phản ứng với rượu do đã uống 1 số loại thuốc khác.
Sau khi uống thuốc nào thì không được uống rượu?
1. Kháng sinh nhóm Cephalosporin
Khi nói đến phản ứng với thuốc và rượu, điều đầu tiên xuất hiện trong đầu là cephalosporin, loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất.
Cefoperazon rất dễ tương tác với rượu tạo ra phản ứng giống disulfiram, dễ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Ngay cả một lượng nhỏ rượu cũng dễ bị khó chịu về thể chất, chẳng hạn như chóng mặt và buồn ngủ, và một số người sẽ nôn mửa và tụt huyết áp.
Nhiều bệnh nhân sẽ có phản ứng sau khi tiếp xúc với rượu từ 15 đến 30 phút , nhưng cũng có một số trường hợp hiếm gặp là họ cảm thấy khó chịu chỉ sau 5 phút uống rượu.
Nhiều bệnh nhân thậm chí bị sốc và cuối cùng mất mạng, vì vậy hãy cẩn thận sau khi uống thuốc kháng sinh và không uống rượu.
2. Thuốc giảm đau
Nếu đã dùng thuốc giảm đau cũng phải cẩn thận, thuốc chống viêm không steroid dễ gây viêm dạ dày, loét hệ tiêu hóa. Khi không có rượu, tổn thương tương đối nhỏ, đường tiêu hóa sẽ tự hồi phục. Nhưng khi có rượu, cả hai đều là “sát thủ” gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, nếu cùng lúc đến đường tiêu hóa sẽ dễ gây viêm loét, xuất huyết, thậm chí thủng đường tiêu hóa.
3. Thuốc ngủ
Nhiều người bị rối loạn giấc ngủ, cũng có nhiều người chọn cách dùng thuốc ngủ để dễ ngủ, nhưng phải cân nhắc kỹ, tốt nhất là sau khi uống thuốc ngủ không nên uống rượu.
Các thuốc này ít nhiều có tác dụng ức chế sự căng cơ, giúp người ta dễ ngủ hơn trong trường hợp giãn cơ.
Tuy nhiên, rượu có thể làm tăng tác dụng an thần này, có thể dẫn đến suy nhược cơ hô hấp với những hậu quả nghiêm trọng.
4. Thuốc hạ đường huyết
Khi uống rượu, ethanol tác động vào cơ thể sẽ cản trở quá trình chuyển hóa làm giảm glucose.
Khi bệnh nhân uống thuốc hạ đường huyết hoặc dùng liệu pháp insulin, nếu kết hợp với tác dụng của rượu, rất dễ xảy ra hạ đường huyết. Hạ đường huyết nếu không được kiểm soát tốt thì rất nguy hiểm.
5. Thuốc hạ huyết áp
Nếu có vấn đề về huyết áp, bạn phải cẩn thận khi uống rượu, vì huyết áp có thể giảm mạnh sau khi uống.
Rượu tác dụng lên mạch máu làm mạch máu giãn ra, sau khi giãn ra huyết áp sẽ hạ xuống, nếu dùng chung với thuốc hạ huyết áp tác dụng này sẽ tăng lên gấp đôi.
Sau khi uống rượu, huyết áp giảm đột ngột sẽ dễ phát sinh các bệnh nghiêm trọng về tim mạch, mạch máu não do huyết áp tụt quá nhanh, nhồi máu não cũng có thể xảy ra.
Nguồn: [Link nguồn]
Để giúp giảm bớt say rượu và giảm tổn thương đường ruột, trước khi uống bạn cần chọn nhưng thực phẩm thích hợp để ăn lót dạ.