Lời khuyên của bác sĩ Bệnh viện K để kiểm soát ung thư thực quản

Sự kiện: Ung thư

Một số lời khuyên của bác sỹ Bệnh viện K, mọi người cần lưu ý để phòng tránh và phát hiện bệnh sớm nhất.

Theo GS.TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, điều trị ung thư thực quản cần phụ thuộc vào một số yếu tố như: kích thước, sự lan tỏa của khối u và tình trạng chung của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch ....

Tuy nhiên, phẫu thuật là biện pháp chủ yếu. Thông qua phương pháp phẫu thuật, khối u sẽ được lấy cùng với một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết kệ cận và các tổ chức khác trong vùng.

Lời khuyên của bác sĩ Bệnh viện K để kiểm soát ung thư thực quản - 1

Ngoài ra, một số công nghệ tiên tiến có thể được áp dụng trong điều trị ung thư thực quản như mổ nội soi bằng Robot, việc áp dụng kỹ thuật cao này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh như phẫu thuật tinh tế và dễ dàng hơn, an toàn và hiểu quả hơn trong nạo vét hạch 3 vùng. Tuy nhiên, kỹ thuật này yêu cầu cao về công nghệ của thiết bị và trình độ bác sỹ thực hiện, do vậy kỹ thuật này mới chỉ được triển khai tại những cơ sở chuyên khoa đầu ngành. 

Một số lời khuyên của bác sỹ chuyên khoa tại Bệnh viện K để phòng tránh tốt nhất căn căn bệnh này:

Không hút thuốc lá

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư thực quản. Lý do là bởi trong khói thuốc lá có chứa các chất kích thích độc hại gây kích thích tế bào ung thư thực quản. Chính vì thế việc để phòng ung thư thực quản chúng ta cần tránh hút thuốc lá.

Hạn chế lạm dụng uống bia rượu

Do uống rượu trong thời gian dài sẽ gây hậu quả nặng nề, làm phá hủy niêm mạc thực quản và dạ dày.

Áp dụng chế độ ăn khoa học và chia nhỏ bữa ăn trong ngày chế độ ăn uống nhiều rau quả, trái cây sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa hiệu quả bệnh ung thư thực quản. Vì thế cần ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, nhiều đạm và giàu protein, rau xanh, ngũ cốc, trà xanh…. Bên cạnh đó, cần tránh xa những thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán nhiều lần, đồ cay nóng… cũng giúp ngăn ngừa tổn thương ở thực quản, phòng ung thư thực quản hiệu quả.

Duy trì trọng lượng hợp lý và có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học

Áp lực công việc, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress... là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở dạ dày – thực quản trong đó có ung thư.

Vì thế, ngoài việc tuân thủ một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, chúng ta nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress kéo dài ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Tuy nhiên việc tầm soát ung thư là yếu tổ quan trọng nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh này, đặc biệt với những bệnh nhân có tiền sử viêm thực quản kéo dài, ung thư vùng cổ... cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả.

Ung thư thực quản có 4 giai đoạn

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản, các bác sĩ sẽ bước vào đánh giá giai đoạn của bệnh ung thư với 4 giai đoạn sau:

- Ung thư thực quản giai đoạn 1: tế bào ung thư nằm ở lớp trên cùng của thành thực quản.

- Ung thư thực quản giai đoạn 2: là khi tế bào ung thư đã xâm lấn đến tổ chức bạch huyết lân cận, tuy nhiên chưa ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

- Ung thư thực quản giai đoạn 3: trong vùng cạnh thực quản, tế bào ung thư đã xấm lấn tổ chức và bạch huyết, ảnh hưởng đến lớp sâu hơn của thành thực quản.

- Ung thư thực quản giai đoạn 4: tế bào ung thư đã xâm lấn đến các bộ phận khác của cơ thể như: gan, phổi, não, xương. Ở giai đoạn này, cần sử dụng các phương pháp y học như: Chụp cắt lớp vi tính, xạ hinh xương, nội soi phế quản để chẩn đoán bệnh.

Người phụ nữ nặng 110kg giảm 50 kg trong 2 năm được “tái sinh”

Sau 2 năm kiên trì, chị V đã giảm được 50kg. Nhờ giảm cân, chị V. cảm thấy như được “tái sinh”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆU THU ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN