Lợi ích sức khoẻ bất ngờ của quả mít
Mít là loại quả ngon, mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Mít chứa nhiều protein hơn các loại trái cây tương tự và gần như mọi loại vitamin, khoáng chất mà cơ thể cần.
Mít có thành phần dinh dưỡng ấn tượng, chứa một lượng calo vừa phải, khoảng 92% lượng calo đến từ carbs, phần còn lại đến từ protein và một lượng nhỏ chất béo. Hơn nữa, mít chứa hầu hết mọi vitamin, khoáng chất, cũng như một lượng chất xơ vừa đủ.
1. Thành phần dinh dưỡng của mít
Mít giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Một cốc trái cây cắt lát cung cấp các chất dinh dưỡng sau:
- Lượng calo: 155kcal
- Carb: 40gChất xơ: 3g
- Chất đạm: 3g
- Vitamin A: 10% RDI (khẩu phần ăn hàng ngày than khảo)
- Vitamin C: 18% RDI
- Riboflavin: 11% RDI
- Magie: 15% RDI
- Kali: 14% RDI
- Đồng: 15% RDI
- Mangan: 16% RDI
Điều làm cho mít trở nên độc đáo so với các loại trái cây khác là hàm lượng protein. Mít cung cấp hơn 3g protein mỗi cốc, so với 0 - 1g trong các loại trái cây tương tự khác, chẳng hạn như táo và xoài. Mít cũng rất giàu một số loại chất chống oxy hóa, có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
2. Lợi ích sức khỏe của mít
Kiểm soát lượng đường trong máu khi dùng đúng cách
Nhiều người nghĩ rằng, người bị bệnh đái tháo đường không nên ăn mít. Tuy nhiên, mít có một số đặc tính có thể giúp quản lý lượng đường trong máu nếu ăn đúng cách.
Mít là thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) từ 50-60, tải lượng huyết (GL) từ 13-18 thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số GI & GL trung bình. Với các chỉ số GI và GL như trên, khi ăn mít với lượng phù hợp sẽ không khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột.
Trong 100g mít có chứa lượng lớn protein (1,72 g) và 4,1g chất xơ. Hai chất này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ổn định lượng đường trong máu để đường huyết không tăng đột biến sau khi ăn.
Ngoài protein và chất xơ thì trong mít còn chứa một lượng dồi dào chất chống oxy hóa flavonoid. Theo một số nghiên cứu, hoạt chất này có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch và đái tháo đường type 2. Vì vậy, ăn mít đúng cách không gây bất lợi cho người bệnh đái tháo đường type 2.
Lượng kali trong mít khá lớn (trung bình 100g mít có 448mg kali) có tác dụng cân bằng huyết áp, hạn chế tình trạng tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, ăn mít cũng giúp cải thiện cục bộ tuần hoàn máu, rất tốt cho tim mạch, tránh nguy bị cơ đột quỵ bất ngờ.
Mặc dù mít có vị ngọt nhưng đây là một loại quả không có chất béo và tinh bột, ít calo hơn các loại quả khác, lại giàu chất xơ nên giúp người bệnh đái tháo đường có cảm giác no lâu, hạn chế ăn vặt để kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Thời gian thích hợp để người đái tháo đường là sau 1-2 giờ khi đã ăn xong bữa chính.
Chất chống oxy hóa trong quả mít
Mít chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Mít chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm giảm nguy cơ mắc một số bệnh.
Chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa và viêm nhiễm, thường là do tổn thương do các phân tử gọi là gốc tự do gây ra. Mít chứa lượng vitamin C cao, có hiệu quả trong ngăn ngừa tình trạng viêm.
Carotenoid đã được chứng minh là giúp giảm viêm và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính. Flavanone có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm lượng đường trong máu, huyết áp, giảm mức cholesterol làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh tim.
Làm lành vết thương
Mít chứa vitamin C dồi dào, là chất chống oxy hóa mạnh mẽ cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, cơ thể cần vitamin C để tạo ra một loại protein gọi là collagen, rất quan trọng để duy trì làn da, xương và các mô liên kết khỏe mạnh, chẳng hạn như mạch máu, sụn. Collagen cũng rất quan trọng để chữa lành vết thương.
Hỗ trợ tiêu hóa
Mít mang lại lợi ích sức khỏe giúp tiêu hóa nhờ lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan cao. Đáng chú ý là 100 g mít có thể chứa tới 15% lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày của một người. Ngoài ra, chất xơ rất cần thiết để ngăn ngừa táo bón bằng cách giúp làm tăng lượng phân.
Ngoài ra, khả năng hấp thụ nước của mít có thể giúp ngăn ngừa sự hấp thụ cholesterol và tích tụ chất béo trong hệ tiêu hóa. Hạt mít cũng chứa prebiotic, giúp hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột.
Lưu ý, không nên ăn mít lúc đói để tránh bị đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, hạn chế ăn vào buổi tối vì trong mít chứa hàm lượng chất xơ cao sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Quả mọng, quả có múi, nho, táo giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ ung thư và các bệnh khác.
Nguồn: [Link nguồn]