Loạt lời đồn đại phòng Covid-19 tưởng đúng, ai ngờ sai "be bét"

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Bạn tuyệt đối không tin theo những quan niệm sai lầm và nhớ tự bảo vệ bản thân trước dịch Covid-19.

1. Vitamin C giúp bạn không nhiễm Covid-19

Nhiều người tin rằng bổ sung vitamin C sẽ khiến bạn không mắc cảm lạnh. Vitamin C có trong các loại trái cây họ cam quýt, rau lá xanh... Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng vitamin C giúp bạn không nhiễm Covid-19. Các nhà khoa học hiện đang tiến hành các thử nghiệm xem xét tác động của vitamin C đối với Covid-19.

2. Cứ 15 phút uống nước 1 lần

Một số người cho rằng chúng ta nên đảm bảo miệng, họng luôn ẩm, không bị khô nên uống nước cứ 15 phút/lần để diệt virus bằng axit dạ dày. Mặc dù, nước giúp ngăn mất nước trong cơ thể nhưng không giúp mọi người tránh được việc nhiễm Covid-19. 

3. Máy sấy khô tay diệt Covid-19

Đây là quan niệm sai lầm. Có tin đồn nói luồng khí nóng từ máy sấy tay trong 30 giây có thể diệt Covid-19 nếu có trên bàn tay nhưng không đúng. 

WHO nói điều này không đúng và khuyên: "Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm Covid-19, bạn nên thường xuyên rửa tay bằng dung dịch chứa cồn hoặc xà phòng với nước. Khi tay được rửa sạch, bạn nên lau khô bằng khăn giấy hoặc máy sấy".

4. Nước súc miệng ngăn nhiễm Covid-19

WHO cho hay: "Không có bằng chứng nào cho thấy dùng nước súc miệng sẽ bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm Covid-19". Một số nước súc miệng có thể tiêu diệt một số vi khuẩn nhất định. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa nước súc miệng giúp bạn tránh Covid-19.

5. Ăn tỏi ngừa nhiễm Covid-19

Mặc dù ăn tỏi có thể giúp điều trị cảm lạnh thông thường nhưng cách này không ngăn bạn không bị nhiễm Covid-19. Không có bằng chứng cho thấy ăn tỏi bảo vệ mọi người tránh Covid-19. Tỏi là một loại thực phẩm tốt có thể có một số đặc tính kháng khuẩn. 

6. Người trẻ tuổi không nhiễm Covid-19

Sự thật là những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc Covid-19 mặc dù người già bị nhiều hơn. "Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm Covid-19", WHO cho hay.

"Người già và những người mắc các bệnh nền đã có từ trước như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim dường như dễ bị nặng hơn. WHO khuyên mọi người ở mọi lứa tuổi nên thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân", WHO khuyên.

7. Đèn cực tím  tiêu diệt Covid-19

WHO kêu gọi mọi người không dùng đèn cực tím khử trùng tay hay các vùng da khác. Vì tia cực tím có thể gây kích ứng da.

8. Máy quét nhiệt phát hiện Covid-19

Máy quét nhiệt độ hiện đang sử dụng tại các sân bay, nhà ga hay các nơi công cộng để phát hiện những người có mức nhiệt cơ thể cao. Máy quét nhiệt có hiệu quả trong việc phát hiện những người bị sốt do nhiễm Covid-19, nhưng máy không phát hiện được những người nhiễm mà chưa có triệu chứng. 

Loạt lời đồn đại phòng Covid-19 tưởng đúng, ai ngờ sai "be bét" - 1

9. Xịt cồn lên cơ thể diệt Covid-19

Đây là quan niệm sai. Việc xịt các chất như vậy có thể gây ảnh hưởng đến quần áo, mắt, miệng. "Cồn và clo có thể hữu ích trong việc khử trùng bề mặt nhưng chúng cần được sử dụng theo khuyến nghị thích hợp", WHO cho biết. 

10. Thư và các gói hàng từ Trung Quốc là không an toàn

Đây là quan niệm sai. "Những người nhận các gói đồ từ Trung Quốc không có nguy cơ mắc Covid-19. Từ phân tích trước đây, chúng tôi biết Covid-19 không tồn tại lâu trên các đồ vật, chặng hạn như thư từ hay các gói hàng", WHO khuyến cáo. 

11. Vắc xin bảo vệ bạn không mắc Covid-19

Theo WHO, đây là quan niệm sai lầm. Vắc xin phòng Covid-19 vẫn đang được nghiên cứu, tạo ra. "Vắc xin ngăn viêm phổi như vắc xin phế cầu khuẩn và vắc xin Haemophilus cúm loại B (Hib) không chống lại được Covid-19", WHO cho hay. 

Covid-19 là virus mới và khác biết và cần có loại vắc xin riêng. Hiện, các nhà nghiên cứu đang cố gắng tạo ra được loại vắc xin chống lại Covid-19.

12. Rửa mũi bằng nước muối ngăn nhiễm Covid-19

Không có bằng chứng cho thấy việc rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sẽ giúp ngăn không bị nhiễm Covid-19. WHO cho hay: "Có một số ít bằng chứng cho hay thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể giúp mọi người phục hồi nhanh hơn sau khi bị cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, thường xuyên rửa mũi chưa được chứng minh là ngăn ngừa viêm đường hô hấp".

13. Dầu mè chống được Covid-19

Dầu mè là loại dầu phổ biến trong ẩm thực châu Á. WHO cảnh báo: "Dầu mè không tiêu diệt được Covid-19. Một số chất khử trùng có thể tiêu diệt Covid-19 trên các bề mặt, bao gồm chất tẩy trắng/clo, dung môi, ethanol 75%, axit peracetic và chloroform. Tuy nhiên, các chất này chỉ ảnh hưởng một chút hoặc không ảnh hưởng lên virus nếu bôi lên da hoặc mũi". 

Loạt lời đồn đại phòng Covid-19 tưởng đúng, ai ngờ sai "be bét" - 2

14. Kháng sinh diệt được Covid-19

Covid-19 là một loại virus, do đó không sử dụng kháng sinh như một biện pháp phòng ngừa và điều trị. Thực tế, hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu hay vắc xin phòng và chữa cho người nhiễm Covid-19.

WHO cho hay: "Kháng sinh không có tác dụng chống lại virus, chỉ có chống vi khuẩn. Covid-19 là virus do đó không nên sử dụng kháng sinh như phòng bệnh hoặc điều trị. Tuy nhiên, nếu nhập viện vì Covid-19 có thể được dùng kháng sinh do có thể đồng nhiễm khuẩn".

Nguồn: [Link nguồn]

Hình ảnh phổi của bệnh nhân nhiễm Covid-19 bị virus Corona tàn phá

Kết quả chụp CT phổi của những bệnh nhân nhiễm Covid-19 khiến ai cũng sợ hãi trước sự tàn phá phổi của chủng virus...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghi Dung (Theo The Sun) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN