Loại virus gây 2 loại ung thư ám ảnh phụ nữ, có thực sự đáng sợ đến vậy?
HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung và nhiều loại ung thư khác. HPV cũng có thể gây ung thư ở phía sau họng, bao gồm dưới lưỡi và amidan.
Human papillomavirus (HPV) là một loại virus gây u nhú ở người, lây truyền qua đường tình dục. Có hơn 150 loại HPV, trong đó khoảng hơn 40 loại gây ra các bệnh vùng sinh dục của cả nam và nữ, lây nhiễm da với da thông qua việc quan hệ, bao gồm cả quan hệ bằng miệng. Thậm chí, nhiễm trùng HPV sinh dục có thể xảy ra ngay cả với người không có quan hệ tình dục.
Các bác sĩ sản khoa khẳng định HPV là một mối nguy hiểm thầm lặng bởi đến 80% phụ nữ nhiễm HPV một lần trong đời, ngay cả khi chỉ quan hệ tình dục với một người.
Nhưng có phải 100% bệnh nhân nhiễm HPV đều bị mụn cóc sinh dục hoặc ung thư? Các bác sĩ khẳng định là không. Đối với đại đa số mọi người, virus HPV sẽ mất đi nhờ hệ miễn dịch trong cơ thể, bệnh có thể không gây nguy hại gì cho sức khỏe.
Nếu không tự khỏi được, virus này gây nên một số vấn đề về sức khỏe như mụn cóc ở cơ quan sinh dục. Khi bị mụn sinh dục, người bệnh nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị. Một số trường hợp mụn sinh dục này tự khỏi.
Nếu nhiễm kéo dài, virus có thể gây biến đổi tế bào. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến các thương tổn tiền ung thư và cuối cùng tiến triển đến ung thư: Cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn. HPV cũng có thể gây ung thư ở phía sau họng, bao gồm dưới lưỡi và amidan.
Những loại ung thư ám ảnh phụ nữ do virus HPV có thể gây ra
ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh, Phó Trưởng Khoa khám chuyên sâu sản phụ khoa và sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), cho biết, có 4 chủng HPV được "nhận diện" nguy hiểm gây ra
ung thư cổ tử cung là chủng 16 và 18 (gây ra 70% trường hợp); chủng 6 và 11 dẫn đến 90% trường hợp có mụn sinh dục.
Đặc biệt, nguy cơ lây nhiễm HPV không chỉ qua quan hệ tình dục mà qua tiếp xúc tình dục, vật dùng, lây từ mẹ sang con.
Tại Việt Nam mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh. Nếu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, khu trú tại chỗ tỷ lệ điều trị thành công 93%. Tuy nhiên, khi ung thư phát hiện ở giai đoạn trễ thì tỷ lệ trị khỏi chỉ 15%.
BS Thanh lưu ý thêm, tỷ lệ nhiễm HPV dương tính ở người trẻ đào thải khá nhiều, nhưng từ hơn 35 tuổi trở đi, giai đoạn đó tồn tại dai dẳng, có thể trở thành tế bào ung thư. Lúc này phải tầm soát tế bào thường xuyên hơn, định kỳ hơn.
BSCK2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho HPV là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết, làm tăng nguy cơ ung thư âm hộ, chỉ đứng sau tuổi tác (nguy cơ mắc bệnh gia tăng với tuổi) và có tổn thương tân sinh trong biểu mô âm hộ.
Ung thư âm hộ là căn bệnh thầm lặng, ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Đây là loại ung thư xảy ra bề mặt ngoài của cơ quan sinh dục nữ.
Ung thư âm hộ ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng. Bệnh nhân thường đi khám khi thấy bướu ở âm hộ; Da âm hộ có biểu hiện bất thường như thay đổi màu sắc, có mụn cóc hay loét không lành; Ngứa âm hộ kéo dài; Xuất huyết âm đạo bất thường không liên quan chu kỳ kinh; Cảm giác căng tức vùng âm hộ.
Nên làm gì để dẹp bỏ nỗi ám ảnh?
Theo BS Thanh, nhiễm HPV từ 10 – 15 năm sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên vấn đề không ai biết mình nhiễm HPV từ khi nào, HPV tồn tại dai dẳng, có thể thành tế bào ung thư, vì thế, việc khám phụ khoa định kỳ, tầm soát ung thư, xét nghiệm HPV là rất quan trọng để theo dõi.
Tiêm phòng vaccine HPV
Hiện nay ở Việt Nam, vaccine phòng HPV được chỉ định cho nữ giới. Vaccine có hiệu quả cao nhất khi tiêm ở thời điểm chưa quan hệ tình dục và chưa phơi nhiễm HPV, tuy nhiên, chị em phụ nữ hoàn toàn có thể tiêm sau khi đã quan hệ, để giảm nguy cơ nhiễm HPV. Độ tuổi tiêm phòng lý tưởng là 11 hoặc 12 tuổi. Song, độ tuổi có thể tiêm trong khoảng từ 9-26 tuổi.
Virus HPV có nhiều chủng nên việc tiêm vaccine vẫn rất cần thiết để bảo vệ chúng ta khỏi các chủng HPV khác
Phác đồ tiêm ngừa cho bé gái trong độ tuổi từ 9-14 là 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 6-12 tháng. Nữ giới từ 15 đến 26 tuổi được khuyến cáo tiêm theo phác đồ 3 mũi.
Tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung
Tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung cho nữ giới từ 21 - 65 tuổi có thể ngăn ngừa bệnh. Theo BS Thanh, làm xét nghiệm tìm tế bào cổ tử cung (xét nghiệm PAP) có thể tìm kiếm những tế bào tiền ung thư trong cổ tử cung, là những tế bào bắt đầu có những biến đổi đầu tiên. Có thể bắt đầu tầm soát xét nghiệm này từ tuổi 21.
Ngoài xét nghiệm PAP, nên làm thêm xét nghiệm tìm virrus HPV ở cổ tử cung (HPV test) vì đây là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung. Nếu xét nghiệm PAP bình thường, nguy cơ biến đổi tế bào để xuất hiện ung thư cổ tử cung là rất thấp. Nếu cả hai xét nghiệm bình thường thì chỉ cần làm lại các xét nghiệm sau mỗi ba năm.
"Khi phát hiện HPV dương tính với tuýp nguy cơ không phải là gây ung thư ngay, mà là cơ sở để bệnh nhân được theo dõi, tiên lượng bệnh. Khi phát hiện có thể sản sinh tế bào ung thư sẽ được can thiệp sớm ngay ở giai đoạn tiền ung thư", BS Thanh nói.
Quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su
Nếu bạn có quan hệ tình dục, cần dùng bao cao su đúng cách. Điều này có thể giảm nguy cơ bị HPV. Nhưng HPV có thể gây nhiễm trùng ở những chỗ bao cao su không che được — do đó có thể không phòng được HPV một cách triệt để; Nên duy trì mối quan hệ một vợ một chồng từ hai phía – nghĩa là chỉ quan hệ tình dục với người chỉ quan hệ tình dục với bạn.
Nhiều phụ nữ có sai lầm rằng đã quan hệ tình dục, hoặc đã nhiễm virus HPV không cần tiêm vaccine nữa. Thực tế, virus HPV có nhiều chủng nên việc tiêm vaccine vẫn rất cần thiết để bảo vệ chúng ta khỏi các chủng HPV khác. Hiện tại, hiệu quả vaccine đến 99% phòng nhiễm bốn tuýp HPV nguy hiểm nhất. |
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chia sẻ, liên tiếp nhiều tuần...