Loại thực phẩm được mệnh danh là "hạt trường sinh", gia đình nào cũng nên tích trữ
Lạc được mệnh danh là "hạt trường sinh". Lạc là loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chỉ huyết. Chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mạn tính, viêm thận mạn, cước khí.
Vỏ lụa (hóa sinh y) của nhân lạc chữa xuất huyết như xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hay thứ phát. Vỏ lụa cầm máu mạnh hơn nhân lạc 50 lần.
Vỏ cứng ngoài cùng đem nấu lấy nước có tác dụng hạ huyết áp, giãn mạch làm lưu thông máu.
Lạc là món ăn có khắp nơi, cảm giác đầu tiên là thơm, bùi, ngậy và có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh.
Hạt lạc còn có nhiều tác dụng kỳ diệu khác:
Tốt cho tim mạch
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lạc giàu chất béo bão hòa giúp bảo vệ tim mạch. Đồng thời, hạt lạc còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh.
Người thường xuyên ăn lạc và các sản phẩm từ lạc có thể giảm 35% tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Phụ nữ mãn kinh thường xuyên ăn lạc cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Giảm cholesterol, ngừa lão hóa
Chất niacin có trong lạc giúp tăng cường năng lượng cho bộ nhớ và giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, giảm lượng cholesterol xấu và cholesterol tốt.
Chất polyphenol trong lạc cũng có tác dụng làm giảm cholesterol, bảo vệ tim và chống lão hóa.
Ngăn ngừa ung thư
Trong một số loại dầu thực vật như đậu, lạc có chứa chất teta-sitoserol giúp chống lại bệnh tim mạch bằng cách tác động đến quá trình hấp thụ cholesterol. Ngoài ra nó còn ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Thức đẩy sự phát triển của cơ thể
Lạc có chứa hàm lượng canxi cao. Đây là thành phần quan trọng trong cấu tạo xương. Do đó, ăn lạc thường xuyên có thể thúc đẩy sự phát triển, củng cố hệ xương vững chắc.
Ngoài ra, lạc có chứa hơn 10 loại axit amin thiết yếu. Trong đó chất lysine có thể giúp nâng cao trí thông minh ở trẻ, axit gulamic và axit aspartic thúc đẩy sự phát triển của tế bào não, tăng cường khả năng ghi nhớ.
Cỏ mực (cỏ nhọ nồi) được mệnh danh là "dược liệu quý", có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, giải độc, giúp long...
Nguồn: [Link nguồn]