Loại rau rẻ tiền giúp hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này tốt ngang uống thuốc bổ

Người bệnh đái tháo đường có thể dùng ngọn và lá rau lang để ăn như là một phương thuốc bảo vệ sức khỏe của mình.

Người bệnh tiểu đường ăn rau lang có tốt không?

Rau lang là một loại rau dân dã, xuất hiện nhiều trong các bữa cơm của gia đình Việt. Loại rau này không chỉ có giá thành rẻ, nhưng chứa rất nhiều dưỡng chất và nguồn vitamin dồi dào. Lượng vitamin B2 trong rau khoai lang nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo Đông y, rau khoai lang có tính bình, vị ngọt… được coi như một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như cam thử, phiên chử. Loại rau này có tác dụng chữa tỳ hư, kém ăn, thanh nhiệt, giải độc…

Nếu thường xuyên ăn rau khoai lang, nội tạng của bạn sẽ được thanh lọc. Do rau khoai lang có tính bình, vì thế món rau này sẽ giúp thanh nhiệt và làm mát cơ thể, đặc biệt tốt cho thải độc ruột.

Chất xơ trong rau khoai lang kích thích đại tiện, thúc đẩy quá trình giải độc ruột và các cơ quan nội tạng khác như gan, thận.

Đối với tình trạng đường huyết cao, các flavonoid trong lá khoai lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin, giảm tình trạng tự hủy của tế bào β tuyến tụy.

Ngoài ra, quercetin kích hoạt tái tạo tế bào β trong tuyến tụy, gây tăng tiết insulin. Kết quả là, con đường tế bào liên quan đến bài tiết insulin sẽ được kích thích, làm giảm khả năng kháng insulin, giúp chống lại bệnh đái tháo đường.

Ngọn rau lang có chứa một chất gần giống insulin mà ở lá già không có chất này. Vì thế, người bệnh tiểu đường có thể dùng ngọn rau lang để ăn như là một phương thuốc bảo vệ sức khỏe của mình.

3 công dụng tuyệt vời của rau lang với người bệnh tiểu đường

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giúp giảm đường huyết

Sở dĩ, rau lang có tác dụng giảm đường huyết vì nó chứa nhiều chất xơ hoà tan. Đầu tiên, bởi vì bản thân chất xơ không làm tăng lượng đường huyết. Tiếp theo, khi ăn chất xơ, đường tiêu hóa cần nhiều thời gian hơn để phân hủy thức ăn và làm chậm quá trình tăng đường huyết của các thực phẩm giàu năng lượng khác. Đây cũng là một trong những lí do quan trọng để giải đáp cho câu hỏi “Người tiểu đường ăn rau lang được không?”.

Giúp tăng cường sản xuất insulin

Rau lang có chứa một chất có tên là charantin. Charantin được biết đến như một chất kiểm soát đường huyết tự nhiên. Nó chứa một hợp chất giống như insulin là p-insulin, có tác dụng kích thích sản xuất insulin, từ đó giúp kiểm soát đường huyết.

Giúp giảm cholesterol

Quá trình tạo ra dịch mật diễn ra ở gan, sử dụng cholesterol làm nguyên liệu và sau đó dịch mật được đổ vào ruột non qua ống mật chủ. Khi rau lang được hấp thu tại ruột, do chứa chất xơ hoà tan - chất xơ tan được trong nước, chất xơ này sẽ hút nước và nở ra giúp giữ dịch mật trong các lớp nhầy rồi theo phân ra ngoài, do đó làm giảm sự hấp thu lại dịch mật. Vì vậy, khẩu phần ăn chứa rau lang sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu.

2 điều cần tránh khi người bệnh tiểu đường ăn rau lang 

Người bệnh tiểu đường có thể ăn rau khoai lang bằng cách luộc hấp hay nấu canh với thịt nạc, tôm hoặc cá để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng. Tuy nhiên, không chỉ người bệnh tiểu đường mà người khỏe mạnh khác cũng không nên ăn theo cách sau:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không ăn rau lang khi đói

Rau lang có khả năng hạ đường huyết, do đó ăn khi đói sẽ làm hạ đường huyết quá mức, gây tổn hại cho sức khỏe. 

Không nên ăn rau lang sống

Rau lang sống có chứa chất oxalic, có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.

Không nên ăn quá nhiều rau lang

Rau lang chứa nhiều carbohydrate, ăn quá nhiều rau lang có thể làm đường huyết tăng cao.

Nếu uống nước luộc rau lang thì nên dùng nước thứ hai

Khi luộc rau khoai lang để ăn hoặc chữa bệnh, nếu muốn dùng nước, thì bạn nên lấy nước thứ hai vì nước đầu tiên thường có vị chát và hăng.   

Nguồn: [Link nguồn]

Nhờ tính ấm nên ngải cứu được dùng phổ biến trong những bài thuốc chữa bệnh về xương khớp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN