Loại rau được ví như "nhân sâm xanh" cực tốt cho gan thận, nhưng 5 nhóm người này nhất định phải biết để tránh!

Rau má được ví như "nhân sâm xanh" bởi hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt thích hợp để giải nhiệt trong ngày hè nóng bức.

Từ lâu, rau má được người Việt chế biến thành những món ăn ngon, mát bổ và quen thuộc. Cách chế biến cũng rất đa dạng, bạn có thể ăn rau sống, nấu canh, luộc hay làm nước sinh tố giải khát.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Y học cổ truyền của Trung Quốc cũng đã sử dụng rau má là dược liệu chữa bệnh với tên gọi Tích tuyết thảo. Tại Pháp và Anh cũng dùng rau má làm thuốc. Bộ phận dùng là cả cây tươi hoặc chế biến khô của cây rau má. Rau má đặc biệt thích hợp để thanh nhiệt cho cơ thể và tốt cho thận. Người bị tiểu buốt, tiểu dắt dùng nước rau má uống chứng bệnh sẽ cải thiện rõ rệt.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào Can, Tỳ Vị có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy.

Theo y học hiện đại, rau má có nhiều thành phần dinh dưỡng như kẽm, chất xơ, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, C và vitamin K.,... Đối với những người thừa cân, béo phì, xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra như co thắt động mạch vành tim hay nhồi máu cơ tim, co thắt mạch máu não hay vỡ mạch máu não…

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Ăn rau má bao nhiêu là đủ?

Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu đã đưa ra khuyến cáo rằng rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng.

Lượng dùng cho một ngày của một người bình thường được các nhà khoa học khuyên dùng là 1 cốc nước rau má, tương đương 40g rau má trở lại.

Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng. Nếu muốn tiếp tục dùng thì nghỉ tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng lại.

Lưu ý, không dùng rau má trong những trường hợp sau

Không đi nắng ngay sau khi uống rau má

Để đã cơn khát, nhiều người có thói quen uống nước mát để giải nhiệt. Tuy nhiên, đối với nước rau má thì đấy là một sai lầm. Theo lương y Bùi Hồng Minh, khi uống nước rau má xong, bạn cần hạn chế ra nắng vì trong rau má có hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Nếu uống nhiều nước rau má rồi đi ra ngoài nắng, bạn có thể bị bất tỉnh, mê man.

Lương y khuyến cáo, tốt nhất nếu xác định phải ra ngoài trời nắng thì không nên uống nước rau má trước đó nữa. Nên uống khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn là tốt nhất.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Không dùng nhiều khi thai sản

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ dự định mang thai và đang mang thai nên tránh ăn rau má, bởi chị em sử dụng lâu ngày sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Ngoài ra các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai. Do vậy với chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng món rau thanh mát này.

Không dùng khi bị tiểu đường

Để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, nhiều người thường xuyên mua rau má về chế biến thay rau, thay nước giải khát. Việc dùng quá nhiều như vậy sẽ làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt, người bị tiểu đường.

Không dùng khi bị tiêu chảy

Nhiều người cứ nghĩ nóng trong người thì uống cốc nước rau má để thanh nhiệt. Tuy nhiên họ không biết sử dụng nhiều rau má rất dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt, khi cho thêm đường vào nước rau má càng làm cho tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng thêm. Vì vậy, để cân bằng, tốt nhất khi uống bạn nên ăn thêm một vài lát gừng tươi.

Không dùng khi đang sử dụng thuốc

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Nguồn: [Link nguồn]

Những thực phẩm ‘đại kỵ’ với cần tây, kết hợp chung dễ ‘rước độc’ vào người

Do có nhiều dược tính, nên cần tây không phải là loại rau có thể sử dụng một cách tùy tiện vì có nhiều thực phẩm "kỵ" với nó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Kiến thức sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN