Loại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Quả roi là có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng cường hoạt động của các enzyme chuyển hóa carbohydrate...
Người bệnh tiểu đường ăn quả roi có được không?
Roi là một loại trái cây mùa hè phổ biến tại Việt Nam. Quả roi được biết đến dưới nhiều cái tên khác nhau: Người dân miền Trung thường gọi nó là quả đào, trong khi ở miền Nam thì thường gọi là quả mận.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong 100g quả roi có 93g nước, 0,6g protein, 29mg canxi, 0,07mg sắt, 5mg magiê, 8mg phosphor, 123mg kali, 0,06mg kẽm, 22,3mg vitamin C, 0,8mg vitamin B3 và 17mg vitamin A...
Ảnh minh họa
Một trong những tác dụng của quả roi là có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng cường hoạt động của các enzyme chuyển hóa carbohydrate như glucose-6-phosphate dehydrogenase, hexokinase và glucose-6-phosphatase.
Bên cạnh đó, chất jambosine là một loại alkaloid bên trong quả roi được các nhà khoa học nghiên cứu là có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường bên trong cơ thể. Chính vì cơ chế kỳ diệu này, quả roi cực kỳ tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Công dụng tuyệt vời của quả roi với người bệnh tiểu đường
Giúp hỗ trợ kiểm soát đường trong máu
Một trong những tác dụng của quả roi là có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng cường hoạt động của các enzyme chuyển hóa carbohydrate. Bên cạnh đó, chất jambosine bên trong quả roi được cho là có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường bên trong cơ thể. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể thêm quả roi vào chế độ ăn uống.
Đốt cháy mỡ thừa
100g quả roi cung cấp khoảng 35 – 40 kcal; 84,8g nước; 0.5g protein; 0,3g chất béo; 9,9g Carbohydrate; 2g chất xơ…Với những thành phần như vậy, roi còn là trái cây lý tưởng cho người đang theo chế độ giảm cân. Hơn nữa, quả roi chứa ít chất béo và không đường, giúp tránh tình trạng tăng cân. Ăn quả roi còn tạo cảm giác no, giảm cảm giác đói và hạn chế lượng calo tiêu thụ.
Các thành phần chất xơ và vitamin có trong quả roi cải thiện trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình đốt cháy mỡ thừa và ngăn ngừa tích tụ mỡ. Từ đó giúp việc giảm cân trở nên an toàn và hiệu quả.
Ảnh minh họa
4 lưu ý khi ăn roi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
- Nên ăn roi như món tráng miệng sau bữa ăn chính. Trong roi có khá nhiều vitamin C, do đó để hấp thụ dưỡng chất tốt hơn và tránh tình trạng đau dạ dày và trào ngược thực quản thì không nên ăn roi lúc đói.
- Không nên ăn quá nhiều roi một lúc vì như vậy sẽ làm cho chất xơ trong dạ dày tăng lên, cơ thể không kịp bài tiết, gây ra chứng khó tiêu, đầy hơi.
- Không nên ăn dưa chuột cùng một lúc với quả roi vì enzyme trong dưa chuột sẽ triệt tiêu vitamin C trong roi.
- Không nên ăn roi cùng lúc với tôm vì vitamin C trong roi sẽ phản ứng với chất asen pentoxide trong tôm tạo thành chất độc có thể gây đau bụng, buồn nôn, chóng mặt…
Nên ăn quả roi bao nhiêu là đủ?
Ảnh minh họa
1 ngày tốt nhất nên ăn từ 2 - 3 quả roi. Tiêu thụ quá nhiều quả roi trong 1 ngày có thể dẫn đến đau dạ dày và các triệu chứng tiêu hóa liên quan. Nếu chia theo độ tuổi thì:
- Người lớn: Với người lớn có sức khỏe tốt, có thể ăn tối đa 5 - 6 quả roi trong 1 ngày với điều kiện chia bữa ra ăn. Tuy nhiên lý tưởng nhất vẫn chỉ nên ăn từ 2 - 3 quả.
- Trẻ em: Trẻ em được khuyên chỉ nên ăn mức tiêu chuẩn là 2 - 3 quả 1 ngày để tối ưu hóa lợi ích và phòng tránh các bệnh về dạ dày.
Nguồn: [Link nguồn]
Loại thực phẩm chúng ta ăn vào bữa tối đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường.