Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường có nên ăn quả lê?

Lê là loại trái cây phổ biến, có vị ngọt thanh, thơm mát, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Do có vị ngọt nhẹ, nên lê không chỉ giúp người bệnh tiểu đường giảm cơn thèm ngọt mà còn mang lại nhiều tác dụng có lợi khác cho người bệnh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình trong 100g quả lê cung cấp rất nhiều dưỡng chất bổ ích, bao gồm: canxi, chất xơ, kali, protein, photpho, và các loại vitamin cần thiết khác như A, B, C. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu, cứ 100g quả lê sẽ chứa 0,5mg sắt, 86,5g nước, 0,2g protein, 0,1g chất béo, 11g carbohydrate, 14mg canxi, 13mg photpho, 1,6g chất xơ, 1mg axit folic, các vitamin nhóm P, C và beta carotene, 0,2g vitamin PP,...

Tuy lê chứa carbohydrate và có vị ngọt nhẹ nhưng chỉ số đường huyết của trái lê lại thuộc nhóm thấp nhất (là GI = 38). Điều này có nghĩa là sau khi tiêu thụ lê lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người tiểu đường.

Theo một nghiên cứu lớn trên hơn 200.000 người cho thấy ăn 5 phần trái cây giàu anthocyanin hàng tuần trở lên như lê đỏ có liên quan đến việc giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Hơn nữa, chất xơ trong lê làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để phân hủy và hấp thụ carbs. Điều này cũng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, có khả năng giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.

5 lợi ích của quả lê đối với người tiểu đường

Tiêu thụ trái lê với một lượng phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường như:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Mỹ về việc tiêu thụ trái lê và tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 đã cho kết quả rằng: Nhóm người có thói quen bổ sung lê trong khẩu phần với lượng phù hợp có khả năng mắc tiểu đường thấp hơn 18% so với các nhóm khác.

Cơ chế của kết quả này là do lượng Anthocyanin trong quả lê có tác dụng ngăn ngừa tình trạng kháng Insulin, chống viêm, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Giúp ổn định đường huyết

Chỉ số đường huyết của lê thuộc nhóm thấp (GI = 38). Do đó khi ăn lê, nồng độ đường huyết của người tiểu đường ổn định không bị tăng cao đột ngột.

Ngoài ra, lê còn cung cấp đến 20% lượng chất xơ so với nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Lượng chất xơ này ít bị tiêu hóa ở đường ruột, góp phần làm chậm tốc độ hấp thu Glucose, tăng cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ tốt cho điều hòa đường huyết.

Giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Bổ sung trái lê trong khẩu phần sẽ giúp cung cấp cho người tiểu đường các hoạt chất như Anthocyanin, Vitamin C, Vitamin K, Vitamin A, cùng nhiều chất oxy hóa khác giúp ngăn ngừa chứng viêm nhiễm, tổn thương do stress oxy hóa tế bào. Các tác động này giúp hỗ trợ làm giảm tối đa nguy cơ mắc các biến chứng về viêm, loét của bệnh tiểu đường.

Ngoài ra các chất có trong trái lê như Zeaxanthin, Lutein là hoạt chất tốt cho mắt, giúp cải thiện thị lực, cải thiện các biến chứng về mắt ở người tiểu đường.

Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Hàm lượng Kali có trong quả lê cung cấp khoảng 6% so với nhu cầu Kali cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Lượng hoạt chất này rất cần thiết cho hoạt động của cơ tim, giúp cải thiện chức năng, sức khỏe tim.

Ngoài ra các thành phần như Anthocyanin cũng góp phần hạn chế tổn thương thành mạch, hỗ trợ giảm các nguy cơ liên quan đến biến chứng mạch máu, tim mạch.

Giúp người bệnh tiểu đường tiêu hóa tốt hơn

Lượng chất xơ có trong quả lê giúp thúc đẩy, tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Từ đó làm giảm các nguy cơ về tiêu hóa như đầy bụng, táo bón, rối loạn tiêu hóa… ở người tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường ăn lê bao nhiêu là đủ?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Để nhận được tối đa lợi ích từ việc tiêu thụ trái lê, người tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 50 – 70g trái lê tương đương khoảng 1 quả lê nhỏ/ngày. Tránh ăn quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa do nhận quá nhiều chất xơ, tiêu chảy, đầy bụng do nồng độ Vitamin C cao,…

Bạn có thể chia nhỏ lượng lê trong ngày và ăn vào các bữa phụ như ăn 1 – 2 miếng lê sau ăn sáng 30 phút và 2 – 3 miếng còn lại vào bữa phụ buổi chiều.

Lưu ý khi ăn lê: Bạn nên ăn trực tiếp, không nên uống nước ép lê. Do nước ép lê sẽ làm tăng nồng độ đường và giảm lượng chất xơ cần thiết.

Những ai không nên ăn lê?

Người bị nhiễm lạnh, cảm mạo, lạnh bụng, rối loạn tiêu hoá: Do lê có tính mát nên những người này nếu ăn lê thì khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Người tỳ vị hư hàn, người bị thương ngoài da, phụ nữ sau khi sinh, trẻ em dưới 6 tháng tuổi cũng không nên ăn lê để tránh gây hại tới tỳ vị.

3 thực phẩm đại kỵ, không ăn cùng quả lê

Lê không ăn cùng củ cải: Trong củ cải có chứa acid cyanogen lưu huỳnh, trong lê có chứa ceton, nếu dùng chung 2 loại thực phẩm này thì 2 chất sẽ kết hợp với nhau gây nên bệnh bướu cổ và dẫn đến suy tuyến giáp trạng.

Lê không ăn cùng rau dền: Không nên ăn rau dền cùng với lê để tránh tình trạng xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.

Lê không ăn cùng thịt ngỗng: Protein và lượng chất béo cao trong thịt ngỗng kết hợp với quả lê có tính hàn sẽ gây ảnh hưởng tới thận, khiến thận hoạt động quá tải.

Cô gái hồi sinh sau biến chứng bệnh tiểu đường thú nhận, để đối phó với áp lực công việc, cô thường xuyên uống trà sữa, có ngày cô uống tới 2 - 3 cốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN