Loại củ tốt nhất trong mùa Thu giúp ngăn bệnh cảm lạnh, cảm cúm, tiểu đường... nhưng người bị đau mắt đỏ cần tuyệt đối tránh
Hành tây được chứng minh là có chứa quercetin, giúp chống lại cảm lạnh, cúm, viêm amidan, ho, hen suyễn và dị ứng một cách tự nhiên.
Hành tây từ lâu được sử dụng vừa là món ăn ngon, vừa là vị thuốc nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất quý giá.
Hành tây rất giàu Allium và lưu huỳnh, hoạt động như một loại thuốc kháng sinh và sát khuẩn. Hành tây cũng rất giàu Querectin – chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Hành tây còn giúp ổn định cholesterol, trị viêm khớp, tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhờ giàu hợp chất flavonoid và lưu huỳnh.
Ảnh minh họa
Trong hành tây đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, magiê, kali, folate, mangan, thiamin, vitamin C, K và B-6. Ăn loại củ này thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, và thậm chí có thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
Đặc biệt, vào mùa đông, hành tây được chứng minh là có chứa quercetin, giúp chống lại cảm lạnh, cúm, viêm amidan, ho, hen suyễn và dị ứng một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, hành tây còn là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, dịch đau mất đỏ đang hoành hành. Theo Đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt, vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn. Vì vậy, người bị đau mắt đỏ hạn chế cắt gọt và ăn hành tây để phòng bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, 3 nhóm người này được khuyên không ăn hành tây
Người mắc bệnh thận
Do hành tây có nhiều khoáng chất phốt pho nên nếu người bệnh thận ăn quá nhiều hành tây hàm lượng phốt pho trong cơ thể sẽ tăng gánh nặng chuyển hóa cho cơ thể nên dễ gây tổn thương thận, khiến bệnh thận của người bệnh thêm trầm trọng, không có lợi cho quá trình phục hồi bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh thận ăn hành vừa phải sẽ không có tác dụng gì nếu hành tây đã được nấu chín, hàm lượng khoáng chất được giảm bớt, do đó gánh nặng cho thận sẽ tương đối nhẹ và không gây hại nghiêm trọng.
Người đang bị sốt, nóng trong
Những người có cơ địa nóng hoặc sốt nên thận trọng khi ăn hành. Đó là do hành có vị cay nồng, tính ấm. Người có tính nóng, nếu ăn những thực phẩm như vậy dễ gây nóng giận, làm cho khí của cơ thể bị khô và nóng.
Người mắc bệnh ngoài da
Hành tây là một loại thực phẩm có vị cay nồng, khó chịu, có thể gây dị ứng da nên những bệnh nhân mắc bệnh ngoài da nên hạn chế. Thực phẩm tốt nhất cho người hay bị dị ứng da là ăn nhiều đồ nhạt, thanh đạm. Những thực phẩm có vị cay nống sẽ dễ gây kích ứng da và làm nặng thêm tình trạng viêm da.
5 thực phẩm "đại kị" với hành tây
Ảnh minh họa
Hành tây không ăn cùng tôm
Hành tây kết hợp với tôm sẽ hình thành canxi oxalate, làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate. Do đó, khi nấu ăn, dù thích tôm đến mấy, cũng không nên nấu chung với loại thực phẩm này.
Hành tây không ăn cùng cá
Cá chứa nhiều dưỡng chất, rất giàu protein, cực tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp với hành tây sẽ khiến protein của cá bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày, không những làm giảm dưỡng chất, còn gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.
Hành tây không ăn cùng thịt cóc
Các chuyên gia cảnh báo, thịt cóc ăn chung với hành tây sẽ sinh độc, không có lợi cho sức khỏe. Trường hợp lỡ ăn hai thực phẩm này cùng lúc thì nên sắc 50 gram rau mã đề lấy nước uống để giải độc.
Hành tây không ăn cùng rong biển
Rong biển có chứa nhiều i-ốt và can-xi. Trong khi đó, hành tây lại giàu axit oxalic. Ăn rong biển cùng hành tây sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể.
Hành tây không kết hợp với mật ong
Người nội trợ khi nấu ăn hoặc làm đồ uống dinh dưỡng với hành tây, tuyệt đối không cho thêm mật ong vào món ăn, đồ uống. Bởi sự kết hợp tưởng chừng vô hại này có thể tạo ra chất gây tổn thương cho vùng mắt, nếu ăn lượng lớn, người dùng có thể bị mù.
Để bảo vệ mắt, khi chế biến món ăn, món nào đã dùng mật ong thì không dùng thêm hành tây và ngược lại.
Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo không nên ăn hành tây quá nhiều cùng một lúc, điều này dễ gây ra các vấn đề về thị lực và sốt.
Nguồn: [Link nguồn]
Nghiên cứu mới từ Anh cho thấy sau 6 tháng bổ sung loại củ mà chúng ta vẫn thường luộc, nấu canh, làm "laghim", nước ép..., nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm mạnh ngay cả ở...