Loại củ rẻ tiền, quen thuộc tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Củ cải trắng được đánh giá thích hợp với người bệnh tiểu đường bởi đây là loại củ chứa nhiều chất xơ và chỉ số đường huyết (GI) thấp.

Người bệnh tiểu đường có ăn được củ cải trắng không?

Củ cải trắng là thực phẩm được ưa chuộng, dễ chế biến và chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Củ cải trắng có thành phần dinh dưỡng dồi dào như: Vitamin B (B1, B2, niacin), vitamin C, sắt, phospho, canxi, protein, protid, glucid, chất béo, mangan, và nhiều loại acid amin cần thiết,…

Trong Đông y, củ cải trắng thường được đánh giá có tính vị mát, có khả năng làm dịu cơ thể, giúp loại bỏ các độc tố và ổn định chức năng tiêu hóa. Nó thường được sử dụng trong các phương pháp điều trị truyền thống để duy trì sự ổn định hệ tiêu hóa, chữa một số bệnh trên hô hấp, tiết niệu,…

Củ cải trắng có chứa carbohydrate, nhiều chất xơ và chỉ số đường huyết (GI) thấp nên được đánh giá là loại củ thích hợp với người bệnh tiểu đường.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lợi ích của củ cải trắng với người bệnh tiểu đường

Giúp kiểm soát đường huyết

Củ cải trắng có tác dụng giảm chỉ số đường huyết sau ăn, làm chậm quá trình tiêu hoá và hấp thụ carbohydrate từ đó hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Việc kết hợp củ cải trắng với các thực phẩm khác trong chế độ ăn uống có thể giúp người tiểu đường duy trì một chế độ ăn lành mạnh và kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính

Củ cải trắng đã được chứng minh là có lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Chất chống oxy hóa có trong củ cải đường có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật bằng việc chống lại các gốc tự do có thể gây hại cho tế bào.

Các tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra là stress oxy hóa, có liên quan đến một số căn bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch và ung thư. Ngoài ra, củ cải trắng còn chứa các hợp chất khác giúp ức chế tình trạng viêm và làm giảm nguy cơ của tình trạng mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

Giúp giảm biến chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây ra tác động tổn thương lên các mạch máu nhỏ và các mạch máu lớn hơn. Điều này dẫn đến các biến chứng có thể gây ảnh hưởng đến mắt, tim, thận và các bộ phận khác của cơ thể. Ăn củ cải trắng có thể giảm khả năng xuất hiện các biến chứng này.

Người bệnh tiểu đường ăn củ cải trắng bao nhiêu là đủ?Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Củ cải trắng có chứa carbohydrate, bao gồm cả đường tự nhiên nên người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Việc ăn nhiều củ cải có thể làm rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng cho bệnh nhân tiểu đường. 

Đặc biệt đối với bà bầu chỉ nên ăn mỗi tuần 1-2 bữa củ cải trắng được nấu chín như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải,… Tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ.

Lưu ý, không nên kết hợp củ cải trắng với hải sản, nhân sâm, cà rốt, uống nước cam... để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Ai không nên ăn củ cải trắng

Mặc dù chứa nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng củ cải trắng có thể gây ra những tác dụng phụ như dị ứng, hen suyễn...

Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị bệnh sỏi mật, người đang sử dụng thuốc giãn mạch, thuốc huyết áp, thuốc chống đau nửa đầu... thì nên hạn chế ăn củ cải trắng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Mấy năm gần đây, lá ổi bỗng ăn khách trên thị trường. Nhiều người tin vào tác dụng thần kỳ của lá ổi: Không chỉ giúp giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường, nó còn giúp giảm mỡ máu, giảm cân, ăn ngon, ngủ sâu, đặc biệt còn giúp ngăn ngừa ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN