Loại củ quen thuộc vào mùa đông có thể cung cấp một nửa lượng vitamin C bạn cần một ngày
Loại củ này đáp ứng khoảng 45% nhu cầu vitamin C bạn cần mỗi ngày, nhiều hơn cả một quả cà chua.
Nhắc đến vitamin C, nhiều người nghĩ ngay đến chanh, cam hoặc các loại có múi như bưởi, quýt. Tuy nhiên khoai tây cũng là nguồn tuyệt vời cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết này. Thực tế, một củ khoai tây loại vừa đáp ứng khoảng 45% nhu cầu vitamin C bạn cần mỗi ngày, nhiều hơn cả một quả cà chua.
Các nhà nghiên cứu cho rằng vitamin C dồi dào trong khoai tây có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen trong cơ thể hiệu quả hơn. Một khi collagen được sản sinh đủ thì làn da sẽ săn chắc, chống chảy xệ và nếp nhăn hiệu quả.
Ngoài ra, vitamin C trong khoai tây còn hoạt động như một chất chống oxy hoá giúp ngăn ngừa các thiệt hại do ánh nắng, ô nhiễm và khói bụi gây ra. Ngoài ra, vitamin B tổng hợp cùng các khoáng chất khác như kali, magie, phốt pho và kẽm đều rất tốt cho da giúp da khỏe mạnh, săn chắc và tươi trẻ hơn.
Ngoài việc cung cấp vitamin C khoai tây còn có những công dụng tuyệt vời sau:
Tăng cường hệ miễn dịch
Cứ 100gr khoai tây chứa 19.7mg vitamin C. Khi cơ thể được nạp đủ vitamin C thì hệ thống miễn dịch sẽ tăng cường đáng kể giúp ngăn ngừa các loại cảm. Do đó, ăn khoai tây cũng là cách giúp cung cấp lượng vitamin C đáng kể cho cơ thể khỏe mạnh để chống lại các loại bệnh hiệu quả hơn.
No lâu
Không giống như nhiều món ăn phụ phổ biến khác chứa nhiều carbohydrate, khoai tây luộc có thể khiến bạn cảm thấy no hơn. Kết quả là bạn ăn ít hơn nhưng bạn vẫn no lâu hơn và có thể giảm cân nhanh hơn.
Giảm viêm
Theo trang tin NDTV, với tính chất kiềm và kháng viêm, khoai tây giúp làm dịu loét dạ dày và tá tràng, cũng như làm giảm a xít dạ dày. Loại thực phẩm này cũng có tác làm giảm viêm liên quan đến viêm khớp.
Hãy thêm khoai tây vào chế độ ăn uống của bạn, nhưng hãy nhớ rằng ăn bất cứ thứ gì quá mức đều có hại. Điều độ là chìa khóa của sức khỏe.
Chúng giàu kali hơn chuối
Một củ khoai tây cung cấp 620 mg kali, vì thế nó là nguồn cung cấp vi chất quan trọng nhưng thường bị thiếu này. Kali đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát huyết áp nhờ làm giảm ảnh hưởng xấu của natri. Kali cũng góp phần vận chuyển các xung động thần kinh. Trung bình một người thưởng thành cần khoảng 4.700 mg kali mỗi ngày. Vì thế, hãy thêm khoai tây vào chế độ ăn đều đặn sẽ giúp bạn cung cấp đủ vi chất quan trọng này.
Xương chắc khỏe
Khoai tây chứa nhiều khoáng chất quan trọng như sắt, phốt pho, canxi, magie và kẽm có tác dụng giúp cơ thể xây dựng và duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh. Đặc biệt trong đó sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tổng hợp collagen. Phốt pho và canxi đều có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương, ngoài ra magiê và canxi còn giúp giảm tình trạng bệnh thấp khớp hiệu quả.
Giúp thúc đẩy tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao của khoai tây giúp tiêu hóa "mượt mà" hơn. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột. Khoai tây cũng có thể giúp bạn phục hồi nhanh chóng từ bệnh tiêu chảy, theo trang tin NDTV.
Ngoài ra, loại thực phẩm này rất giàu kali, một khoáng chất bị thất thoát rất nhiều trong quá trình tiêu chảy.
Giảm nguy cơ bị đau tim
Đã có nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều khoai tây giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tim tới 29%. Trong khi, chế độ ăn không có khoai tây, tỷ lệ bị bệnh tim là 42%. Theo kinh nghiệm dân gian của người Nga, bạn chỉ cần luộc khoai ăn thường xuyên để giảm nguy cơ bị đau tim.
Ổn định huyết áp
Thói quen tiêu thụ ít natri (muối) là điều cần thiết cho việc duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên, đi kèm theo đó thì việc tăng lượng kali cũng quan trọng không kém. Kali có tác dụng giãn mạch cũng như tăng độ đàn hồi các mạch máu giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn nên cũng ngăn ngừa sự bất ổn của huyết áp. Trong khi đó kali, canxi và magie có trong khoai tây sẽ là bài thuốc ổn định huyết áp tự nhiên và hiệu quả.
Nước ép khoai tây có thể không ngon như các loại nước ép trái cây và rau quả khác, nhưng nó chắc chắn tốt cho sức khỏe...
Nguồn: [Link nguồn]