Loại củ ăn sống, nấu canh đều ngon bổ ngang nhân sâm, tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
GĐXH - Vị ngọt trong củ sâm đất rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường. Loại củ này có khả năng giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
Người bệnh tiểu đường ăn sâm đất có được không?
Sâm đất hay khoai sâm là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Lào Cai. Nhìn bề ngoài, sâm đất khá giống khoai lang, nhưng khi bổ ra chúng có màu vàng nhạt, mọng nước và mùi thơm hơi giống nhân sâm.
Sâm đất tươi chứa 66 calo mỗi pound (khoảng 15 calo/100g). Sau khi được lưu trữ vài tuần trong kho, lượng calo bên trong sẽ tăng lên đôi chút bởi vì một phần lượng đường sẽ được chuyển hóa thành fructose với ít nhất là 100 calo mỗi pound (22 calo/100g).
Cho nên, nhìn chung chúng sẽ chỉ còn khoảng 35 – 40 calo/100g. Chưa kể, củ sâm đất còn được xem là một nguồn chất xơ và kali dồi dào, với 180 – 290mg/100g củ.
Ảnh minh họa
Sâm đất chứa phần lớn là đường Oligosaccharid nên có hương vị ngọt. Tuy nhiên, cơ thể không hấp thụ được loại đường này nên sâm đất được sử dụng phổ biến cho người bệnh tiểu đường, người béo phì thèm ăn ngọt. Củ khoai sâm còn có khả năng giúp hạ đường huyết, đặc biệt trên thực nghiệm cũng như lâm sàng, hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Liên quan đến bệnh lý béo phì, loại củ này làm cho cơ thể mau no, nên người muốn giảm cân sẽ ăn ít đã thấy no..
Ngoài ra, củ sâm đất còn có dưỡng chất điều chỉnh được hệ thống vi khuẩn trong đường ruột, từ đó tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, chúng đẩy nhanh quá trình bài tiết vì làm tăng nhu động ruột.
Sâm đất ăn thế nào để tốt nhất cho sức khỏe?
Tuy sâm đất có nhiều công dụng nhưng đây là thực phẩm hỗ trợ trong một số bệnh lý chứ không có công dụng chính trong điều trị bệnh.
Sâm đất có thể gọt ra ăn sống như món tráng miệng, làm nộm, luộc, nấu canh xương hoặc ép lấy nước. Nếu ăn sống sâm đất, người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt mát, nhiều nước, ngon giòn hơn củ đậu. Còn khi nấu canh xương thì sâm đất càng rõ mùi thơm, ngọt nước, củ hơi dẻo hoặc thái mỏng trộn nộm, ăn cuốn đều rất ngon.
Ảnh minh họa
Những điều cần tránh khi ăn sâm đất
Không ăn nhiều một lúc
Nếu bạn bồi bổ quá nhiều sâm đất trong một thời gian thì cơ thể bạn sẽ bị ngộ độc, đổ mồ hôi nhiều và dễ buồn nôn. Khi thấy những triệu chứng này, bạn phải ngưng sử dụng ngay lập tức trước khi tình trạng trở nên xấu hơn.
Không ăn khi có vấn đề về tiêu hóa
Vì củ sâm đất có chức năng nhuận tràng, sẽ phản tác dụng với những đối tượng này vì chúng sẽ khiến tình trạng căng tức bụng hoặc tiêu chảy trở nên tệ hơn.
Không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Mặc dù các mẹ bầu khi ăn củ sâm đất vẫn có những lợi ích nhất định như giải nhiệt cơ thể, ngăn ngừa cao huyết áp và giúp mau lành vết thương. Thai phụ với 3 tháng đầu thai kỳ không nên hấp thụ loại thực phẩm này vì thành phần dinh dưỡng không phù hợp với thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Không ăn khi mắc bệnh thận, bệnh gout
Củ sâm đất khi được tiêu thụ bởi nhóm đối tượng này sẽ làm mất đi tác dụng của loại thuốc đang điều trị và còn khiến bệnh trạng nặng hơn.
Củ cải trắng được đánh giá thích hợp với người bệnh tiểu đường bởi đây là loại củ chứa nhiều chất xơ và chỉ số đường huyết (GI) thấp.
Nguồn: [Link nguồn]