Loại cỏ mọc dại đầy ruộng hóa ra là "thần dược trời ban", nhà nào cũng nên trồng

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Cỏ mực (cỏ nhọ nồi) được mệnh danh là "dược liệu quý", có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, giải độc, giúp long đờm, trị ho, trị chứng chảy máu cam, sốt cao, nổi mề đay...

Cây cỏ mực.

Cây cỏ mực.

Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae.

Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2-8cm, rộng 5-15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5-6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cây cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.

Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…

Trong dân gian thường dùng cỏ mực giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. Có người dùng chữa nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc.

Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền và nhiều bệnh khác.

Nguồn: [Link nguồn]

Đã tốt lại còn rẻ như bèo, 7 loại ”thần dược” này bày bán đầy chợ bổ gấp trăm lần nhân sâm

Với giá thành vô cùng rẻ và công dụng không thua kém nhân sâm, 7 loại thần dược giá bình dân dưới đây sẽ giúp bạn chăm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Hương ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN