Loại cỏ dại mọc khắp nơi, chỉ khẽ động là "xấu hổ" có tác dụng chữa bệnh thần kỳ
Bộ phận dùng làm thuốc của cây xấu hổ (trinh nữ) là rễ và cành lá.
Cây xấu hổ có điểm đặc biệt dễ nhận biết nhất khi chạm vào lá cây cụp rủ xuống. Cây còn có tên khác là cây mắc cỡ, cỏ thẹn, cỏ trinh nữ. Là một cây nhỏ, mọc hoang ở hàng rào hay bãi cỏ ven đường, thành bụi lớn.
Xấu hổ là một cây nhỏ, mọc hoang ở hàng rào, bãi cỏ rộng, ven đường thành bụi lớn.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, bộ phận dùng làm thuốc của cây xấu hổ là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.
Hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc
Lá và dây xấu hổ phơi khô 15-20g, cây lạc tiên 20g, sắc nước uống hằng ngày. Duy trì uống liên tục trong 1 tuần.
Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Cây xấu hổ toàn cây (lá, thân và rễ phơi khô) 20g, cây câu đằng 10g, sắc nước uống trong ngày, nhất là lúc chuẩn bị đến cơn co giật (lưu ý, cây câu đằng không nên sắc kỹ).
Hỗ trợ, chữa đau nhức xương, thoát vị đĩa đệm
Lấy 200g rễ xấu hổ phơi khô, thái mỏng, tẩm với rượu gạo trong 1 tiếng. Sau đó, đem sao thơm. Chia làm 5 phần, mỗi ngày sắc 1 phần. Dùng liên tục trong khoảng 1 tuần là có hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị viêm khí quản mạn tính
Rễ cây xấu hổ 100g, sắc với 600ml nước lấy 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Hỗ trợ chữa đầy bụng chậm tiêu
Lá và cành xấu hổ 16g, thần khúc 12g, bạch thược 16g, mạch nha 16g. Sắc làm 2 lần, mỗi lần lấy một bát nước thuốc uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng 3 - 5 ngày.
Chuyên gia lưu ý, cây có độc tính liều nhẹ nên không nên sử dụng số lượng lớn và liên tục;Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai.
Nguồn: [Link nguồn]
Trước đây, bì lợn được nhiều người cao tuổi chọn mua và sử dụng thường xuyên nhưng ngày nay món này bị nhiều bà...