Loài cây nhổ không sạch, phun thuốc sâu không hết lại là thuốc quý để sáng mắt, sạch phổi

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Thiên nhiên có nhiều kỳ hoa dị thảo, thuốc quý ở khắp nơi, ngay dưới chân ta nhưng chẳng biết dùng. Loài cây nhổ không sạch, phun thuốc sâu không hết, nhưng lại là thuốc quý để sáng mắt, sạch phổi cũng là một loại cỏ, mọc đầy ngoài vệ cỏ, bờ mương.

Loài cây này nhìn qua dễ nhầm lẫn với cỏ Mần Trầu, hay một số loại cỏ dại khác. Nhưng chúng khác nhau hoàn toàn, nhà nông nhiều khi cũng không biết tên, không phân biệt được, các thầy thuốc có thể không biết vì sách vở không ghi chép nhiều về nó để tham khảo...

Thiên nhiên có nhiều kỳ hoa dị thảo, thuốc quý ở khắp nơi, ngay dưới chân ta nhưng chẳng biết dùng. Thứ cỏ này không ở bệnh viện y học, hay phòng khám đông y nào bán, vì ít người biết công dụng và cách dùng của nó. Cây thuốc diệu kỳ đó là cây cỏ Túc (Đông y gọi là cây Mã Đường, cây cơm ngựa), hay dùng cho ngựa ăn vì chúng rất thích ăn loại cỏ này.

Cây cỏ Túc. Ảnh minh họa.

Cây cỏ Túc. Ảnh minh họa.

Cỏ túc có 3 loại thường gặp:

1. Cỏ Túc hình tia

Cỏ nhất niên, thân mọc thành bụi, có rễ và phân cành ở mắt, cao 30 -50 cm. Lá thẳng hình mác, có lông ở bẹ và phiến dài 5 - 8 cm, rộng 13mm, mép mỏng, nhẳn, cao 0.5 - 2 mm. Phát hoa hình ngón tay gồm 5 - 8 gié phụ chụm lại thành 12 cm có cuống, chùm phân ngón, bén phẳng, cánh thìa dưới, cuống thon dài đến 40 cm, bông bằng nhau. Sinh sản bằng hạt. Thích hợp ở đất cao, dễ thoát thủy, tìm thấy ở đất hoang và ruộng cây trồng.

2. Cỏ Túc hình tơ

Cỏ hòa bản nhất niên, cao đến 120 cm. Thân mềm, rễ mọc ở lóng dưới, cỏ nằm rồi đứng. Bẹ lá rời dài 10cm, rộng đến 1 cm. Phát hoa tụ tán mang từ 4 - 8 gié xanh, thon, chùm hoa dài đến 12 cm, gié hoa dài 2 - 3.5 mm thon có lông mượt, nhọn có 3 gân trên, 3 tiểu nhụy, túi phấn màu tím hoặc vàng. Là loài cỏ sống ở vùng bỏ hoang, bên vệ đường và trang trại.

3. Cỏ Túc hình hai sừng

Cỏ nhất niên, mọc thành bụi, sau thì bò, có rễ ở mắt, tạo thành đám lỏng lẻo; mang hoa trên thân đứng, cao đến 60 cm. Bẹ lá có ít lông dài trắng. Mép lá cao 1 mm, cắt ngang, nhám. Phiến lá hình băng, dài 2 - 13 cm, hiếm khi dài đến 23 cm, rộng 2 - 9 mm, xòe rộng, mềm, thường trơn láng trên cả hai mặt lá, không lông trừ có thể mang ít lông thưa ở họng cổ lá.

Cuống hoa cao 20- 40 cm, trơn láng. Phát hoa là chùm mang 4 - 6 có khi đến 10 gié, dài đến 15 cm, xòe ra hoặc mang 3 hoa trên một vòng và cách nhau đến 5cm trên trục chung. Hoa gắn thành từng cặp, một không cuốn không lông hoặc có lông ít, một cuốn có lông, hình mác, dài 2 -4 mm, có lông mượt, nhọn. Các cuống hoa thường có lông với các tơ cứng, khó phân biệt khi còn non.

Cỏ Túc là một trong dược thảo hiếm có công dụng chữa sáng mắt. Ảnh minh họa.

Cỏ Túc là một trong dược thảo hiếm có công dụng chữa sáng mắt. Ảnh minh họa.

Trong cuốn Trung Y Đại Từ Điển và cuốn Trung Hoa Bản Thảo có ghi: Cây cỏ Túc có tên là Mã Đường, vị ngọt tính hàn, có tác dụng điều trung, minh mục, sáng mắt, nhuận phổi làm sạch phổi, trị ho do phế nhiệt, trị mắt mờ mắt hoa mắt kém, trị các chứng viêm ở mắt...

Có thể dùng cây tươi hoặc toàn thân khô, thu hái và mùa hè là tốt nhất. Tác dụng chính hay nhắc tới trong rất nhiều sách y văn cổ là có giá trị làm sáng mắt (trong các sách viết về cây thuốc rất hiếm có loài cây có công dụng chữa sáng mắt - khá bất ngờ với các thầy thuốc Đông y).

Ứng dụng trên lâm sàng thấy cỏ Túc giúp giải độc gan, làm mát gan, thanh nhiệt giải độc, sạch phổi... rất tốt.

Liều lượng dùng như sau:

- Cỏ Túc tươi dùng tối đa 200g/ngày.

- Cỏ Túc khô 30-50g/ngày.

Cả hai loại đều dùng cách truyền thống là cho vào nồi, đổ nước vào rồi cho lên bếp đun sôi kỹ, lấy nước uống.

Cỏ Túc tươi ép lấy nước uống cũng dễ dùng.

Người dân cần chú ý là cây cỏ Túc rất khó tiêu diệt vì nó có sức sống mãnh liệt, lại có thể mọc ở mọi nơi. Vì vậy nếu trồng có ý định trồng cây cỏ Túc làm cây thuốc thì tránh nơi cánh đồng, vườn trồng cây... vì có thể bị dính thuốc trừ sâu.

Lưu ý:

- Cây cỏ Túc có đặc tính hàn, nên những người có cơ địa hàn, tỳ vị chức năng kém thì cần có tư vấn của bác sĩ Đông y nếu dùng lâu dài.

- Người có chứng cao huyết áp, chức năng gan kém, mắt hay bị viêm, hoặc do tuổi già lão hóa, người hút thuốc, người hay bị nóng phổi, hay ho khan, hoàn toàn có thể dùng cỏ Túc ngay.

- Nên trồng cỏ Túc làm thuốc ở những nơi hoang vắng, ven đường, công viên, vỉa hè... những nơi có thể trồng được cỏ Túc sạch để làm thuốc được.

Loại cỏ mọc dại đầy ruộng hóa ra là ”thần dược trời ban”, nhà nào cũng nên trồng

Cỏ mực (cỏ nhọ nồi) được mệnh danh là "dược liệu quý", có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, giải độc, giúp long...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Th.s BS Hoàng Kỳ (Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội) ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN