Loại cây đàn ông vùng cao hay trồng để chữa bệnh tế nhị của chị em rất hiệu quả

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Loài cây nghe cái tên đã lạ, sách thuốc cũng chẳng ghi tên cây này nhưng đàn ông vùng cao yêu vợ thì nhiều người biết. Có anh hài hước chia sẻ tối nào không ngửi mùi này thì không ngủ được.

Các ông chồng vùng cao rất yêu vợ, anh nào cũng trồng cả bụi to loại cây này trong vườn nhà để chữa bệnh. Có anh ngại thì trồng ở xa rồi đánh dấu đường đi để đỡ quên. Có anh tối nào cũng sắc sẵn một nồi cho cho vợ ngâm... Có anh hài hước chia sẻ rằng "yêu vợ nên tối nào không ngửi mùi này thì không ngủ được".

Ở vùng cao, vùng trồng dược liệu cả ở Việt Nam và Trung Quốc có tới 80% phụ nữ hay dùng một thứ cây mà bà con gọi là "cây phụ khoa". Rất nhiều bà con dân tộc không biết tên thật của nó, chỉ miêu tả là cây đó đắng lắm, thơm lắm, lá trắng trắng... dùng hiệu quả lắm.

Phụ nữ nói chung rất hay mắc bệnh tế nhị, hay tái phát, nhất là khi giao mùa, nồm ẩm, mưa dầm gió bấc. Các thầy thuốc chữa bệnh khó nói của chị em một đợt cũng hơn chục ngày, có khi chữa hoài không khỏi phải dùng kinh nghiệm dân gian để chữa trị.

Trong khi chị em dân tộc vùng cao làm việc vất vả, giữ vệ sinh kém hơn phụ nữ dưới xuôi, mưa dầm gió bấc, lạnh lẽo nhiều hơn, thậm chí còn thiếu thốn nguồn nước, không có nhiều đồ lót, băng hay bỉm vệ sinh... nhưng chả mấy khi các bác sĩ phải chữa trị bệnh phụ khoa cho bà con.

Đó là nhờ họ dùng cây chữa bệnh phụ khoa, nhưng đó không phải tên của nó, trong sách y học truyền lại thì cây đó cũng không có tác dụng này. Cái hay trong y học dân gian là đặt tên cây theo tác dụng đồng bào kiểm chứng. 

Cây Cù đèn - loài cây đàn ông yêu vợ vùng cao rất hay trồng. Ảnh minh họa.

Cây Cù đèn - loài cây đàn ông yêu vợ vùng cao rất hay trồng. Ảnh minh họa.

Thứ cây mà bà con gọi là cây phụ khoa chính là cây Cù đèn (còn gọi là Sâm Bắc bộ, Khổ sâm), mọc hoang ở nhiều nơi, có vùng còn trồng thành cây dược liệu, thu hái rễ, vỏ, lá quanh năm. Lá cây Cù đèn dùng tươi hay phơi khô đều được.

Xưa các thầy thuốc dùng cây Cù đèn để chữa ứ sản dịch sau sinh (gọi là máu sinh, sản dịch sau sinh, còn gọi là "máu nhà con", ứ dịch tử cung (do sản dịch kéo dài không dứt khiến nấm, vi khuẩn,… gây viêm nhiễm tử cung và phần phụ, âm đạo)...

Ngày nay, các thầy thuốc dùng dự phòng sau khi sinh, sau nạo hút thai, phá thai bằng thuốc, hút điều hòa kinh nguyệt, dính tử cung, các bệnh sản hậu trong vòng 100 ngày sau khi sinh, hoặc tiểu phẫu ở bộ phận sinh sản…

Quả cây Cù đèn. Ảnh minh họa.

Quả cây Cù đèn. Ảnh minh họa.

Cây Cù đèn Đông y quy vào kinh Đại tràng, kinh Can, có tác dụng khu phong, thanh nhiệt, táo thấp, lợi niệu, tiêu viêm, sát trùng, sát khuẩn, trị mẩn ngứa ngoài da, mụn nhọt , táo bón, đau dạ dày, da vàng, kiết lỵ, viêm nhiễm tiết niệu… và bây giờ thêm tác dụng nữa trị các bệnh về phụ khoa.

Cây Cù đèn rất quen thuộc với các thầy thuốc Đông y. Về dược lý, Cù đèn có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng thông kinh lạc, lợi nguyệt thủy, phá thấp trệ, tiêu khối tích, thư gân cốt, chấm dứt sự tê đau... nhưng chỉ được áp dụng ở góc độ trị các bệnh về da, chữa dạ dày… Còn chữa phụ khoa thì rất mới, nhất là dùng bài thuốc ngâm chữa bệnh phụ khoa rất hiệu quả của các bác sĩ Đông y áp dụng gần đây.

Công dụng của cây Cù đèn được dùng và chỉ định và phối hợp như sau:

Rễ Cù đèn có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng thông kinh lạc, lợi nguyệt thuỷ, phá thấp trệ, tiêu khối tích, thư gân cốt, chấm dứt tê đau, chữa đau lưng, nhức xương thấp, cảm mạo 4 mùa, đau bụng.

Gỗ Cù đèn có khi được dùng thay rễ.

Có nơi phối hợp rễ, gỗ với các loại thuốc khác để nấu nước chữa bệnh về gan. Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ, quả và hạt làm thuốc trị rắn cắn. Vỏ dùng đắp ngoài bó trật xương, hay uống để trị bệnh đau gan.

Nhưng hạt và dầu hạt có tính tẩy mạnh và xem như là có độc.

Lá Cù đèn có tính kháng sinh, sát trùng, có nơi dùng đắp chữa rắn rết cắn.

Cây Cù đèn dùng được cả rễ, thân, lá làm thuốc. Ảnh minh họa.

Cây Cù đèn dùng được cả rễ, thân, lá làm thuốc. Ảnh minh họa.

Cách dùng dân gian của bà con vùng cao và các dân tộc thiểu số như sau:

- Lá Cù đèn non phối hợp với lá Đại bi, Dầu mè và Tầm gửi nấu nước tắm ghẻ. Buổi sáng, vừa ngủ dậy, lấy từng nắm lá thuốc đã nấu kỹ chà xát vào các nốt ghẻ..

- Sau khi sinh từ 7-10 ngày mới dùng (tối đa không được quá 20 ngày sau sinh) lấy 100 -150g, cho vào ba chén nước sắc còn 1 chén và uống 1 lần lúc bụng lưng (chỉ được dùng 1 lần).

- Dùng lá cây Cù đèn loại tươi tầm 50-100g, hoặc lá khô thì 100 - 200g. Rửa sạch rồi thả vào nồi nước đun sôi kỹ lấy nước đặc để dùng. Mỗi tối phụ nữ ngâm ít nhất 30-60 phút khi nước còn ấm nóng. Duy trì ngâm như vậy thì tất cả bệnh viêm nhiễm , nấm ngứa, đau rát, hoặc có khí hư… đều khỏi.

Chị em có thể trạng khỏe mạnh có thể ngâm duy trì để phần phụ luôn thơm sạch. Chị em sau sau sinh nở, mổ sinh, nạo hút thai... ngâm hằng ngày thì mọi khí huyết bẩn đều nhanh sạch, mau hồi phục phần phụ và khỏe mạnh.

3 bài thuốc đơn giản chữa cảm lạnh, cảm cúm cực dễ làm khi mưa gió, lũ lụt

Mưa gió, bão lũ kéo dài khiến nhiều người dễ bị nhiễm cảm lạnh, cảm cúm - theo Đông y là do phong hàn xâm nhập làm gây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Th.s BS Hoàng Kỳ ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN