Loại bệnh truyền nhiễm hàng loạt trẻ mắc thuộc diện nguy hiểm, bắt buộc khai báo

Sự kiện: Sống khỏe

Bạch hầu là bệnh nguy hiểm, buộc phải khai báo, cách ly bệnh nhân theo quy định của pháp luật.

Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện 11 ca bệnh bạch hầu, trong đó có 2 ca tử vong. Riêng trong tháng 10, huyện Sơn Hà của tỉnh này phát hiện có 5 ca mắc, nâng tổng số ca mắc của huyện này từ đầu năm đến nay lên 8 ca.

Ông Hồ Minh Nên, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Trung tâm đã cấp gần 2.000 liều vaccine phòng bạch hầu cho huyện Sơn Hà. Huyện đã tiến hành tiêm phòng đợt 1 cho người dân và học sinh ở các địa phương có trường hợp mắc bệnh.

Tại tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Văn Văn - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa phát hiện 1 ca dương tính và 2 ca nghi nhiễm mắc bệnh bạch hầu.

Chăm sóc, kiểm tra sức khoẻ bệnh nhi nghi mắc bệnh bạch hầu ở Quảng Ngãi. Ảnh: TL

Chăm sóc, kiểm tra sức khoẻ bệnh nhi nghi mắc bệnh bạch hầu ở Quảng Ngãi. Ảnh: TL

Trước đó, ngày 6/10, em V.V.N (học sinh lớp 8 ở xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên) có triệu chứng sốt cao, đau họng và gia đình tự mua thuốc cho N uống. Sau 5 ngày, uống thuốc nhưng thấy bệnh tình không thuyên giảm, chiều ngày 11/10, gia đình đưa em N đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Thái Bình Dương (TP. Hội An, Quảng Nam).

Tại đây, các bác sĩ phát hiện thấy bên trong họng em N có một số vết trắng cùng với các biểu hiện giống bệnh bạch hầu, nên đã tiến hành chuyển ra Bệnh viện Phụ Sản - Nhi (Đà Nẵng) để tiến hành điều trị cách ly. Các bác sĩ đã lấy mẫu gửi đi Viện Pasteur Nha Trang tiến hành xét nghiệm, xác định em N dương tính với bệnh bạch hầu.

Sau một thời gian điều trị, hiện nay sức tình trạng sức khỏe của em N đã ổn định và không còn có những triệu chứng đau họng, sốt cao như trước nữa, tuy nhiên qua kiểm tra xét nghiệm máu thì vẫn còn những chỉ số chưa được tốt.

Để ngăn chặn kịp thời bệnh có thể lây lan ra cộng đồng, toàn bộ học sinh của Trường THCS nơi em N theo học và người dân ở gần nơi em N cư trú đã được uống phòng vaccine. Bên cạnh đó lực lượng chức năng cũng đã cho tẩy độc, khử trùng các khu vực nghi ngờ có mầm bệnh.

Các chuyên gia y tế lý giải nguyên nhân bệnh bạch hầu quay trở lại do các bệnh nhân chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng bạch hầu theo chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng (miễn phí).

Bệnh bạch hầu là gì, lây lan qua đường nào, nguy hiểm ra sao?

Bệnh bạch hầu thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh bắt buộc phải khai báo.

Tất cả bệnh nhân viêm họng giả mạc nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly đường hô hấp nghiêm ngặt cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn 2 lần âm tính. Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.

Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn corynebacterium diphtheriae gây ra, lây qua các chất tiết đường hô hấp chứa vi khuẩn hoặc qua các chất dịch ở sang thương (tổn thương cơ bản) ngoài da.

Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.

Triệu chứng ban đầu của bệnh bạch hầu là sốt, ho, viêm họng, thanh quản, họng đỏ, nuốt đau. da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ, xuất hiện màng giả màu trắng ở vùng hầu họng. Vi khuẩn từ các mảng trắng có thể tiết ra nội độc tố. Một số bệnh nhân bị các nội độc này gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu cái làm thay đổi giọng nói, ăn uống sặc và khó nuốt, lú lẫn, nặng thì hôn mê sau đó tử vong.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay với trẻ em, bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác, viêm cơ tim. Tỷ lệ tử vong khoảng 5% - 10%.

Do có biểu hiện ban đầu giống với các bệnh khác nên bệnh nhân thường đến viện muộn, gia đình nhầm sang các bệnh khác (viêm họng có giả mạc mủ khác hoặc viêm amydan có hốc mủ).

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu, gồm vaccine đơn và vaccine phối hợp miễn phí.

Bệnh bạch hầu bất ngờ trở lại Kon Tum: Dấu hiệu sớm nhận biết bệnh này

Theo thông tin mới cập nhật, bệnh bạch hầu vừa mới được phát hiện trở lại tại Kon Tum sau hơn 10 năm không ghi nhận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh An ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN