Lần đầu tiên Việt Nam mổ cứu sống thai nhi trong túi ối
Các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội phẫu thuật khi thai nhi mới 23 tuần tuổi và toàn bộ quá trình thực hiện trong túi ối.
Ngày 7/10, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cho biết, BV vừa thực hiện thành công đồng thời 2 ca phẫu thuật bị hội chứng truyền máu song thai.
Điều đặc biệt là các bác sĩ phẫu thuật khi thai nhi mới 23 tuần tuổi và toàn bộ quá trình thực hiện trong túi ối.
Với thành công này, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã trở thành cơ sở sản phụ khoa công lập đầu tiên của Việt Nam thực hiện can thiệp trong buồng ối.
Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cho biết, BV vừa thực hiện thành công đồng thời 2 ca phẫu thuật bị hội chứng truyền máu song thai.
Theo PGS. Nguyễn Duy Ánh, ca thứ nhất là một một thai phụ ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Thai phụ được xác định mang song thai chung bánh rau nhưng thời điểm nhập viện đã có biến chứng rất nặng. Thai được truyền thiếu máu đã bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng kèm dị tật. Vì thế, với ca này, kíp mổ quyết định can thiệp cứu lấy một thai còn khỏe mạnh, vì thai còn lại nếu có cứu được cũng chắc chắn mang dị tật nặng nề sau này.
Trường hợp thứ 2 là thai phụ đang mang song thai 23 tuần. Tuy nhiên, vì chung bánh rau (chung nguồn dinh dưỡng) nên 2 thai truyền máu cho nhau, nếu để lâu sẽ gây ra biến chứng như một thai nhận được nhiều máu quá sẽ phù não, phù các mô trong cơ thể, ngược lại thai nhận được ít máu hơn sẽ thiếu máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận.
Hai ca mổ được thực hiện gối đầu. Sau hơn 3 tiếng thực hiện. Các bác sĩ đã thực hiện thành công. Sau mổ 3 ngày, hiện sức khỏe của 2 sản phụ tốt, tình trạng các thai nhi đang được theo dõi tích cực.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, y học bào thai là kỹ thuật cao nhất trong lĩnh vực sản khoa. Việt Nam, trước đây, những thai phụ mắc các bệnh lý về bào thai phải chấp nhận hoặc thai nhi tử vong hoặc được chào đời thì cũng tật nguyền. Với mong muốn cứu sống các thai nhi, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đề xuất Bộ Khoa học & Công nghệ phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử can thiệp trong buồng ối nhằm tăng cơ hội được cứu sống, điều trị cho các thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Đề tài đã được phê duyệt vào tháng 6/2018 và kéo đài dến năm 2021. Sau khi được phê duyệt, BV đã cử các y bác sĩ sang Pháp học tập. Đồng thời, đầu tư phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể thực hiện các ca mổ khó, phức tạp nhất về sản khoa. PGS. Ánh cũng cho biết, kỹ thuật can thiệp bào thai có thể can thiệp được ở hầu hết các cơ quan của bào thai, thậm chí cả não, tim, màng phổi… Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện từng bước. Chi phí thực hiện kỹ thuật này trung bình khoảng 50 triệu đồng/ca. Dù vậy, 30 ca đầu tiên sẽ được BV miễn phí hoàn toàn. Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cho biết, hội chứng truyền máu song thai là một rối loạn nghiêm trọng xảy ra ở cặp song sinh giống hệt nhau và đa thai. Hội chứng này xảy ra khi các mạch máu của nhau thai chia sẻ và liên kết với nhau. Điều này dẫn đến một em bé (trẻ sinh đôi này được gọi là trẻ nhận) nhận được nhiều máu hơn, trong khi trẻ còn lại (gọi là trẻ tặng) nhận được quá ít máu. Hội chứng truyền máu đôi hoặc song sinh cũng được gọi là hội chứng truyền máu liên đôi mãn tính. Hội chứng truyền máu song thai xảy ra khoảng 15% thời gian giữa các cặp song sinh giống hệt nhau. Cặp song sinh khác trứng không có nguy cơ mắc hội chứng này vì trẻ không dùng chung một nhau thai. |
Nhờ điều chỉnh dây đai an toàn đúng cách mà một người mẹ đã cứu được con mình khi xảy ra vụ tai nạn xe hơi.