Làm việc từ xa thời COVID: Đừng để cơ thể rước thêm bệnh vì những sai lầm trong ăn uống
Làm việc tại nhà là một trong những cách phổ biến được nhiều nơi trên toàn thế giới áp dụng trong đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, khi làm việc tại nhà, nhiều người thường có thói quen ăn uống thất thường và ăn nhiều quá mức cần thiết gây nên những vấn đề về tăng cân, béo phì và một số hệ lụy khác cho sức khỏe tổng thể.
Dưới đây là 5 chiến lược giúp bạn tạo ra sự cân bằng và nhất quán trong chế độ ăn uống.
Xây dựng lịch trình ăn uống
Ngoài việc ngăn ngừa tình trạng ăn uống thiếu kiểm soát, xây dựng một thói quen nhất quán sẽ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và mức insulin, hormone đói, năng lượng tinh thần và thể chất, sức khỏe tiêu hóa và thậm chí cả chu kỳ ngủ của bạn. Cố gắng ăn sáng trong vòng khoảng 1 giờ sau khi thức dậy và đặt mục tiêu 3 bữa một ngày, hoặc 3 bữa chính và 1 bữa ăn nhẹ, cách nhau khoảng 4-5 giờ. Chỉ cần cố gắng không để quá 5 giờ đi qua mà không ăn, và đặt báo thức điện thoại di động như một lời nhắc nhở, ít nhất là cho đến khi bạn ổn định thói quen. Nếu không có lịch trình, nhiều khả năng bạn sẽ ăn một cách vô độ suốt cả ngày hoặc chờ đợi quá lâu - và sau đó ăn quá nhiều.
Đảm bảo bữa ăn cân bằng dinh dưỡng
Thay vì ăn một cách ngẫu nhiên, hãy xây dựng một chế độ ăn khoa học. Trong bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, hãy đảm bảo có một số loại thực phẩm cùng với protein nạc và chất béo tốt làm nền tảng. Những thực phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, để đảm bảo đủ năng lượng, hãy kết hợp bữa ăn với một phần nhỏ carbs lành mạnh.
Suy nghĩ lại những gì bạn uống
Để một chai nước hoặc cốc nước bên cạnh bạn và nhâm nhi nó suốt cả ngày. Tránh đồ uống có đường hoặc các sản phẩm làm bằng chất làm ngọt nhân tạo. Lượng đường dư thừa có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch và chất làm ngọt nhân tạo có tác dụng điều tiết sự thèm ăn tự nhiên và gây cảm giác ngọt trong cơ thể suốt cả ngày.
Nếu bạn uống rượu, hãy cố gắng uống với lượng vừa phải (1 đến 2 ly mỗi ngày) và giảm nhu cầu sử dụng rượu bằng cách thử các hoạt động khác, chẳng hạn như gọi điện cho bạn bè và gia đình, tập thể dục tại nhà, hoặc tận hưởng các trò chơi lành mạnh khác.
Đừng quên về lượng calo có trong rượu, và say xỉn có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và giảm ức chế. Điều này dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều và ăn những thực phẩm không lành mạnh.
Phân biệt đói thể chất và cảm giác
Trong khi căng thẳng, rất khó để biết liệu bạn có thực sự đói hay không, nghĩa là cơ thể bạn thực sự cần dung nạp đồ ăn hay đó chỉ là cảm giác nhất thời. Một chiến thuật hữu ích là lắng nghe để hiểu cơ thể của bạn. Cơn đói thể chất có các triệu chứng về thể chất, chẳng hạn như sôi bụng.
Nếu bạn đã ăn một bữa ăn đầy đủ và bụng đã no nhưng vẫn cảm thấy đói, có thể bạn đang gặp phải tình trạng lo lắng hoặc cô đơn. Nếu bạn có thể phân biệt chúng, hãy giải quyết cảm xúc của bạn theo những cách không liên quan đến việc ăn uống. Và khi ăn, hãy cố gắng tập trung và không bị phân tâm (không xem TV, máy tính, đọc sách, điện thoại, v.v.). Lắng nghe cơ thể, ngừng ăn khi bạn cảm thấy no nhưng đừng để quá no, dự trữ phần còn lại cho bữa ăn khác.
Thưởng thức có mục đích
Việc tự thưởng cho bản thân các món quà đồ ăn bạn yêu thích sẽ mang lại cảm giác thú vị về tinh thần, tuy nhiên, hãy chú ý và suy nghĩ kỹ trước khi ăn thay vì ăn một cách tự phát. Ví dụ: nếu bạn muốn ăn một hoặc hai chiếc bánh quy sau bữa trưa, hãy giảm phần carbs trong bữa ăn đó để nhường chỗ cho carbs trong bánh quy.
Đây không phải là vấn đề phức tạp, nó là nguyên tắc cân bằng trong ăn uống. Điều này giúp bạn mang lại cảm giác tốt, không có món ăn nào được ăn quá mức và cơ thể tránh khỏi cảm giác ngột ngạt, chậm chạp. Hơn bao giờ hết, cân bằng và nhất quán chính là chìa khóa để cơ thể dung nạp đúng, đủ đồ ăn.
Nguồn: [Link nguồn]
Hàng trăm hành khách đổ về ga Sài Gòn và ngồi chờ trong nhiều giờ để trả vé tàu, không về quê ăn Tết vì dịch bệnh...