Làm gì nếu người thân bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết?
Dưới đây là những điều bắt buộc bạn phải nhớ khi thấy người nhà bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết.
Theo các chuyên gia, các biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu, có thể sốt hoặc không... xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí 1 ngày sau khi ăn.
Trường hợp nặng người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê.
Vậy bạn cần làm gì khi thấy người nhà bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết?
BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai lưu ý những việc bạn cần làm như sau:
Có thể uống nước gây nôn nếu: Người bệnh từ 2 tuổi trở lên. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, có thể gây nôn để tống thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước và móc họng. Sau khi gây nôn thì cho người bệnh nằm nghỉ, có thể dùng thuốc điện giải pha nước để bù lại lượng nước đã mất cho bệnh nhân.
Không nên gây nôn đối với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ vì dễ bị hít sặc. Trong trường hợp này, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc.
Nếu bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở cần cấp cứu tức thời bằng cách hà hơi thổi ngạt và ấn tim. Sau đó, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý tiếp.
Trường hợp nhẹ (chỉ nôn, tiêu chảy...) có thể điều trị tại nhà bằng cách cho uống nước bù bằng dung dịch điện giải.
Gọi điện tới trung tâm chống độc (Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai theo số 0243.869.3731 (máy lẻ: 6821) để được tư vấn.
Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế gần nhất hoặc người hỗ trợ nếu bệnh nặng, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Các động tác khác nên làm:
Giữ lại thực phẩm nghi ngờ, bao gồm cả nhãn mác, thậm chí chất nôn của người bệnh để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
Khi thấy có nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm cần thông báo cho cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đủ nhân lực đối phó trong trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng loạt, các cơ quan chức năng có thể ngăn chặn kịp thời ngộ độc thực phẩm tiếp diễn.
Nguồn: [Link nguồn]
Mướp rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình, nhưng khi nhận thấy nó có vị đắng, cần phải vứt bỏ...